Nội dung chính Lịch sử 12 cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh sách Lịch sử 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
BÀI 3: TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1. Các xu thế phát triển chính của thế giới sau chiến tranh lạnh
- Xu thế đa cực
- Xu thế lấy kinh tế phát triển làm trung tâm
- Xu thế đối thoại, hợp tác giữa mối quan hệ quốc tế
- Xu thế toàn cầu hóa
2. Xu thế đa cực trong mối quan hệ quốc tế
a. Khái niệm đa cực
Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chỉ trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng
định ảnh hưởng.
b. Xu thế đa cực
Đầu thế kỉ XXI, trật tự thế giới từng bước chuyển sang xu thế đa cực, biểu hiện của xu thế này là:
- Mỹ bị suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
- Các trung tâm quyền lực ngày càng vươn lên, khẳng định sức mạnh về kinh tế,
quân sự, chính trị đối với thế giới.
- Vai trò của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực ngày càng lớn. Tiêu biểu là nhóm 7 nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới (G7), nhóm 20 nền kinh tế lớn thế giới (G20), nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRICS), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ... Bên cạnh đó, hoạt động của các công ty xuyên quốc gia cũng có ảnh hưởng ngày càng lớn trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế thế giới.
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh