Nội dung chính Lịch sử 12 cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay sách Lịch sử 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

CHỦ ĐỀ 4: CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới

a) Về chính trị

Quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa và đạt nhiều thành tựu. Hình thành hệ thống quan điểm lý luận về đường lối đổi mới và chủ nghĩa xã hội. Thành tựu cơ bản gồm:

  • Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm và tăng cường.
  • Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố.
  • Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị được đẩy mạnh.
  • Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững.

b) Về kinh tế

Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu ấn tượng trong đổi mới kinh tế. Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sau 10 năm, Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội và năm 2008 ra khỏi nhóm nước thu nhập thấp.

Tăng trưởng kinh tế trung bình 7% mỗi năm, năm 2020 GDP đạt 342,7 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ASEAN và nằm trong tốp 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng. Kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng và thu hút đầu tư nước ngoài tích cực.

c) Về xã hội

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam đạt nhiều kết quả nổi bật về các vấn đề xã hội. Chính sách lao động, việc làm được điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo việc làm cho hơn 1 triệu người mỗi năm.

Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả ấn tượng, được quốc tế đánh giá cao, với tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Giai đoạn 2016-2020, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Công tác chăm sóc sức khỏe, chính sách ưu đãi người có công và an sinh xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống người dân được cải thiện và nâng cao.

d) Về văn hóa

Trong thời kỳ đổi mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được chú trọng phát triển; đời sống văn hóa cải thiện; giao lưu và hợp tác quốc tế mở rộng. Việt Nam bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, di sản văn hóa, và phát triển phong phú các sản phẩm văn hóa. Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ, hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học (2000) và trung học cơ sở (2010). Giáo dục phổ thông Việt Nam được đánh giá cao, vị thế giáo dục đại học nâng lên, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) liên tục tăng.

 

e) Về hội nhập quốc tế

Về hội nhập quốc tế, Việt Nam từng bước mở rộng từ hội nhập kinh tế đến hội nhập toàn diện, sâu rộng, đạt nhiều thành tựu quan trọng. Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức khu vực và quốc tế; tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định về thương mại, an ninh, ngoại giao, văn hóa, du lịch. Việt Nam đề xuất sáng kiến và tham gia giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, kinh tế khu vực và quốc tế.

2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới

Trong quá trình đổi mới, Việt Nam kiên định bảo đảm độc lập dân tộc và con đường xã hội chủ nghĩa, xây dựng đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, kết hợp nội lực và ngoại lực, sức mạnh dân tộc và thời đại. Đổi mới cần tiến hành đồng bộ, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ở tất cả các cấp. Bảo đảm lợi ích của nhân dân là phương thức hiệu quả nhất để khơi dậy tiềm năng, thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Phát huy nội lực kết hợp khai thác ngoại lực giúp đất nước phát triển nhanh và bền vững.

=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay