Nội dung chính Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh sách Lịch sử 12 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
BÀI 2: TRẬT TỰ THẾ GIỚI TRONG CHIẾN TRANH LẠNH
1. Sự hình thành và tồn tại của trật tự thế giới hai cực I-an-ta
a. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra với các nước Đồng minh: nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít, tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận, …
Từ ngày 4 đến ngày 11-2-1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng.Những quyết định của Hội nghị I-an-ta cùng những thoả thuận sau đó giữa ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-xđam (Đức) tháng 7-1945 đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, thường được gọi là “Trật tự thế giới hai cực I-an-ta”. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta hình thành đã chia thế giới thành hai cực đối lập: cực Liên Xô và cực Mỹ.
b. Sự tồn tại của trật tự thế giới hai cực
Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, chi phối toàn bộ đời sống chính trị thế giới trong nửa sau thế kỉ XX.
Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Trật tự thế giới
hai cực I-an-ta xác lập và phát triển với sự đối đầu về tư tưởng, chính trị, kinh tế,
quân sự, ... giữa một bên là cực Mỹ, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là cực Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Giai đoạn từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX đến năm 1991: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta xói mòn và đi đến sụp đổ. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Chiến tranh lạnh vẫn diễn ra nhưng xu thế hoà hoãn Đông - Tây bắt đầu xuất hiện. Liên Xô và Mỹ đạt được những thoả thuận bước đầu về hạn chế vũ khí chiến lược, tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao.
2. Nguyên nhân, tác động của sự sụp đổ trật tự thế giới hai cực I-an-ta
a. Nguyên nhân
- Chạy đua vũ trang
- Những thay đổi trong quan hệ Xô - Mỹ là những chuyển biến theo hướng hoà dịu trong quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu.
- Thứ ba, sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực, đặc biệt, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập đã làm thay đổi khuôn khổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
- Thứ tư, sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới với sự vươn lên mạnh mẽ của
Nhật Bản và các nước Tây Âu đã tạo ra những trung tâm kinh tế cạnh tranh với Mỹ, sự suy giảm sức mạnh kinh tế của Liên Xô.
- Sự tan rã của Liên Xô
b. Tác động
- Đưa tới xu thế phát triển mới trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần
hình thành theo xu thế đa cực.
- Mở ra chiều hướng và điều kiện thuận lợi để giải quyết hoà bình các cuộc
tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia, Na-mi-bi-a, ...
- Tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong
quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu.
- Ảnh hưởng đến vấn đề dân tộc, bản sắc cộng đồng, tôn giáo, ... ở nhiều khu vực,
đặc biệt là ở châu Âu.
=> Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh