Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay

Giáo án bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế.

  • Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, khai thác được thông tin, hình ảnh, tư liệu lịch sử về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế từ năm 1986 đến nay.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế; Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về một thành tựu tiêu biểu của công cuộc Đổi mới ở địa phương em. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng những thành tựu của đất nước trong công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. 

  • Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Tư liệu về các thành tựu tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa và vai trò khi Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009 và nhiệm kì 2020-2021.

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem đoạn video.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video:

https://youtu.be/syu7Y3QSlYA?si=v6HjruA28KT-412T

https://youtu.be/5-oRBovnVmU?si=X0nF0NBuBNsF3M8p 

https://youtu.be/mej26uWbduQ?si=X15sjDMOYe5q1hFD 

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa và vai trò khi Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kì 2008-2009 và nhiệm kì 2020-2021.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem đoạn video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem đoạn video.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Ý nghĩa của việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc:

  • Nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cho thấy sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp của Việt Nam trong việc duy trì hòa bình và an ninh toàn cầu.

  • Giúp Việt Nam bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia trong các vấn đề quốc tế quan trọng, cũng như góp phần xây dựng môi trường quốc tế ổn định và an toàn.

  • Có cơ hội củng cố quan hệ ngoại giao với các quốc gia thành viên khác, đặc biệt là các quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn.

+ Vai trò của việc Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc:

  • Có quyền tham gia và bỏ phiếu trong quá trình xây dựng và thông qua các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

  • Có thể đề xuất các sáng kiến và biện pháp cụ thể nhằm giải quyết các xung đột và vấn đề quốc tế, góp phần tạo ra các giải pháp hòa bình và bền vững.

  • Việt Nam đã và đang thúc đẩy vai trò và tiếng nói của ASEAN trong các vấn đề toàn cầu, từ đó giúp tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế; thúc đẩy các giá trị nhân quyền, công lý và phát triển bền vững.

  • Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc giải quyết các xung đột và tranh chấp quốc tế, góp phần duy trì hòa bình và ổn định.

  • Việt Nam tăng cường hợp tác đa phương, tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực, từ đó mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác kinh tế, chính trị.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việc Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm lớn lao, thể hiện sự trưởng thành và sẵn sàng đóng góp vào cộng đồng quốc tế. Đây cũng là thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được trong công cuộc Đổi mới đất nước. Vậy, những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được biểu hiện cụ thể như thế nào? Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc Đổi mới đất nước? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 11 – Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới 

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới về chính trị.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, Hình 2 – 3, mục Góc mở rộng, thông tin mục 1a SGK tr.65, 66 và trả lời câu hỏi: Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên lĩnh vực chính trị.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới về chính trị.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, Hình 2, thông tin mục 1a SGK tr.65, 66 và trả lời câu hỏi: Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trên lĩnh vực chính trị.

“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội 

(bổ sung, phát triển năm 2011), trích trong: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (2011)

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70)

- GV cung cấp thêm một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.1.).

- GV đặt thêm câu hỏi: Thành tựu nổi bật của công cuộc Đổi mới về chính trị là thành tựu trên phương diện nào?

Gợi ý: phương diện nhận thức lí luận.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Góc mở rộng kết hợp khai thác Hình 3 SGK tr.66 để tìm hiểu về những biểu hiện cụ thể của thực tiễn đổi mới chính trị ở Việt Nam.

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 3. Hội nghị tiếp xúc cử tri tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh), 2022

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị khẳng định điều gì?

- GV yêu cầu HS liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu biểu hiện cụ thể của thực tiễn đổi mới của một trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng ở Việt Nam mà em biết. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới về chính trị.

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị phòng khẳng định sự đúng đắn, vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong công cuộc đổi mới.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng:

Biểu hiện cụ thể của thực tiễn đổi mới chính trị ở Việt Nam: các đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến phản ánh của người dân ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người dân. 

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hội nghị tiếp xúc cử tri tại phường Vinh Tân, TP. Vinh

Video: Tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử tại Tây Ninh.

https://www.youtube.com/watch?v=Ida41zNIi9I

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Với nguyên tắc đổi mới nhưng phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, quá trình đổi mới chính trị ở Việt Nam được thực hiện từng bước và đạt được những thành tựu về nhận thức lí luận và thực tiễn.

Những thành tựu trên lĩnh vực chính trị đã góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và môi trường hòa bình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì Đổi mới của Việt Nam. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới  

a. Về chính trị

- Nhận thức lí luận: hình thành hệ thống quan điểm về đường lối đổi mới, CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

- Thực tiễn đổi mới chính trị:

+ Tình hình chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được bảo đảm, tăng cường.

+ Nền dân chủ xã hội được phát huy, mở rộng; khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố.

+ Công tác xây dựng Đảng, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hệ thống chính trị được đẩy mạnh.

+ Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ XHCN được giữ vững.

 

Tư liệu 1. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới về chính trị.

     1.1. “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” (Điều 2, Hiến pháp năm 2013). “Đảng lãnh đạo Nhà nước, nhưng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật” (Điều 4, Hiến pháp năm 2013)

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Video: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

https://www.youtube.com/watch?v=bouy3r5rn6o

Video: Khắc phục sự thiếu đồng bộ trong tinh gọn bộ máy.

https://www.youtube.com/watch?v=0fpmWW8V9J4

Video: Kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

https://www.youtube.com/watch?v=zkiKWCPXUeA&t=119s

VideoHải quân Việt Nam bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa chủ quyền biển đảo tổ quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=WhwTDwjov1g&t=54s

Hoạt động 1.2. Tìm hiểu về thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực kinh tế

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới về kinh tế.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Tư liệu, Hình 4 – Hình 6, Bảng 1, thông tin mục 1b SGK tr.67, 68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm.

Khai thác Tư liệu, Hình 4 – Hình 6, Bảng 1, thông tin mục 1b SGK tr.67, 68 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 4. Một góc thành phố Đà Nẵng

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 5. Biểu đồ GDP của Việt Nam giai đoạn 

1986 – 2021 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Hình 6. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong một số năm (Đơn vị: %) (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Phân loại

Giai đoạn

 2011 – 2015

Giai đoạn 

2016 – 2020

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ

- Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỉ USD)

707,0

1 257,0

- Kim ngạch xuất khẩu bình quân (tỉ USD/năm)

141,9

251,4

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

- Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỉ USD)

734,2

1 238

- Kim ngạch nhập khẩu bình quân (tỉ USD/năm)

146,8

247,6

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA CÔNG CUỘC 

ĐỔI MỚI TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ

1. Chuyển đổi nền kinh tế

 

2. Vượt qua khủng hoảng

 

3. Thúc đẩy tăng cường và mở rộng quy mô nền kinh tế

 

4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

5. Phát triển kinh tế đối ngoại

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2).

- GV cho HS liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: 

Khai thác thêm Hình 4 và video GV cung cấp, em hãy cho biết:

+ Em biết gì về thành phố Đà Nẵng? 

+ Bức ảnh về thành phố Đà Nẵng gợi cho em điều gì?

Video: Một góc Thành phố Đà Nẵng về đêm.

https://www.youtube.com/watch?v=o5-tIj94VLE

Video: Đà Nẵng giữ thương hiệu “Thành phố đáng sống”.

https://www.youtube.com/watch?v=BfFXU_od8Jc

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 2. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 5 HS lần lượt nêu những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng:

+ Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của đất nước, nằm tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là thành phố trung tâm và lớn nhất của toàn bộ khu vực Miền Trung, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Thành phố Đà Nẵng hiện là đô thị loại 1, là thành phố trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia.

+ Qua Hình 4, thấy được hệ thống cơ sở hạ tầng của Thành phố ngày càng được xây dựng một cách đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị. 

GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Ý nghĩa của những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) trên lĩnh vực kinh tế:

+ Thể hiện tình hình kinh tế không ngừng phát triển.

+ Tạo ra nhiều điều kiện cho đất nước chuyển mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: Trong suốt quá trình đổi mới, kinh tế là lĩnh vực trọng tâm, được Việt Nam tập trung đổi mới và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Về kinh tế

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay đính kèm phía dưới Hoạt động 1.2.

 

Tư liệu 2. Thành tựu cơ bản trong công cuộc Đổi mới về kinh tế.

     2.1. “Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019. Năm 2020, mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt 543,9 tỉ USD, tăng gần 1,7 lần và tương đương 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên 281,5 tỉ USD năm 2020, tăng bình quân 11,7% giai đoạn 2016 – 2020”.

(Theo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 

5 năm 2016 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 

2021 – 2025 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trích trong Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, NXB Chính trị quốc gia Sự thật,  Hà Nội, 2021, trang 7

 

BẢNG: QUY MÔ GDP (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) VÀ GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1996 – 2021

BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
BÀI 11: THÀNH TỰU CƠ BẢN VÀ BÀI HỌC CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

……………………..

 ------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN -HIỆN ĐẠI

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: ASEAN NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC...

 

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay