Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Giáo án bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Cảm hoài (Nỗi lòng – Đặng Dung)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 11 tiết

  1.  MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

  • Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học.

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ.

  • Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về văn bản văn học.

  • Vận dụng được kiến thức về một số biện pháp tu từ đã học để phân tích, đánh giá tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong một bài thơ.

  • Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

  • Biết trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.

  • Có thái độ ngưỡng mộ đối với những tấm gương sống đẹp vì đất nước, cộng đồng vì nền nghệ thuật lớn hướng tới con người.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về biểu tượng cùng các yếu tố siêu thực trong thơ cũng như nhận biết được phong cách cổ điển và lãng mạn.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến biểu tượng cùng các yếu tố siêu thực trong thơ cũng như nhận biết được phong cách cổ điển và lãng mạn.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến biểu tượng cùng các yếu tố siêu thực trong thơ cũng như nhận biết được phong cách cổ điển và lãng mạn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Theo anh chị thế nào là biểu tượng?

+ Yếu tố siêu thực trong thơ biểu hiện thế nào?

+ Trình bày hiểu biết về phong cách cổ điển và phong cách lãng mạn trong văn học?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tìm hiểu chung

  • Biểu tượng

+ Biểu tượng là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản, chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú, gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát.

+ Biểu tượng thường được hình thành trong khoảng thời gian dài nên ý nghĩa không ngừng được bổ sung và có thể “sống” bên ngoài văn bản. Ngoài khả năng khái quát bản chất của một hiện tượng, biểu tượng còn thể hiện được những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống.

+ Quá trình hình thành biểu tượng luôn chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lí, văn hóa… của dân tộc và thời đại. Trong các sáng tác văn học, bên cạnh việc vận dụng những biểu tượng sẵn có, các nhà văn, nhà thơ thường sang tạo nên những biểu tượng mới mang đậm dấu ấn cá nhân.

  • - Yếu tố siêu thực trong thơ

+  Biểu hiện tước hết qua những hình ảnh có vẻ kì lạ, gắn kết với nhau theo một logic khác thường, phần nào gây cho độc giả cảm giác khó hiểu.

+ Tuy nhiên từ phía người sáng tác, sự hiện diện của những hình ảnh ấy hoàn toàn mang tính tự nhiên vì chúng gắn với việc “cất lời” của tiềm thức, vô thức. Để khám phá được một hiện thực khác ẩn đằng sau những hiện tượng thông thường dễ thấy, các nhà thơ siêu thực theo đuổi “lối viết tự động”, để ngòi bút “buông” theo sự dẫn dắt của tiềm thức, vô thức từ đó xây dựng một thế giới thơ có sự pha trộn giữa chiêm bao và tỉnh thức, giữa ảo giác và thực tế.

+ Yếu tố siêu thực đã xuất hiện thấp thoáng trong một số tác phẩm thơ thời trung đại hoặc thơ dân gian, nhưng chỉ trở thành hiện tượng thẩm mĩ đặc thù trong sáng tác của các nhà thơ theo chủ nghĩa siêu thực hoặc chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa này ở thời điểm hiện tại.

  • - Phong cách cổ điển

+ Phong cách cổ điển là loại phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại, chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù. Theo phong cách này, cuộc sống con người và vũ trụ được hình dung như một mô hình ổn định, có tôn ti trật tự chặt chẽ, vận động theo quy luật tuần hoàn.

+ Từ quan niệm về thế giới như vậy, phong cách cổ điển định hình với các đặc trưng cơ bản: nghiêng về thể hiện những đề tài cao nhã; cảm hứng đặc biệt với các vĩnh hằng, bất biến, luôn hướng về những mẫu hình lý tưởng tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc hoàn mỹ.

  • Phong cách lãng mạn

+ Xét theo nghĩa rộng, phong cách lãng mạn thường được đặt trong tương quan so sánh với phong cách hiện thực (cả hai phong cách nghệ thuật từng xuất hiện trong sáng tác văn học từ thời cổ đại).

+ Xét theo nghĩa hẹp, phong cách lãng mạn gắn với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, một trao lưu văn học – nghệ thuật hình thành ở phương Tây vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. 

+ Tùy theo cảm hứng thái độ của người cầm bút chủ nghĩa lãng mạn được chia thành 2 khuynh hướng bi quan và lạc quan.

+ Trong sáng tác văn học, phong cách lãng mạn có các đặc điểm cơ bản: khẳng định cái cao cả, phi thường và phủ định thực tại tầm thường, tù túng; đề cao cá tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự phóng khoáng, chú trọng thế giới nội tâm với những cảm xúc mạnh mẽ, khoáng đạt, tinh tế và ưa dùng các yếu tố tương phản.

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/.../…

TIẾT  : VĂN BẢN CẢM HOÀI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảm hoài. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

  • HS nhận biết được một số đặc điểm của phong cách cổ điển được thể hiện trong bài thơ Cảm hoài.

  • Thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của kẻ sĩ trước tình thế ngặt nghèo.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Cảm hoài.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cảm hoài.

3.  Phẩm chất

  • Vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng mang âm hưởng vang vọng của hào khí Đông – A.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

  • Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

    1. Đề tài

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV đưa câu hỏi cho HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong lịch sử và trong cuộc sống đời thường, có những thất bại khiến cho người đời không chỉ cảm thấy buồn thương, tiếc nuối mà còn nể phục, kính trọng. Hãy kể về một thất bại như thế và cho biết điều gì gây ấn tượng với bạn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS có thể tự do phát biểu suy nghĩ của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong cuộc sống hay cả trong lịch sử đã từng ghi nhận có những thất bại không chỉ khiến cho con người buồn thương, tiếc nuối mà còn kính trọng và nể phục. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một tác phẩm nói về điều đó Cảm hoài của tác giả Đặng Dung.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Cảm hoài.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Đặng Dung và văn bản Cảm hoài.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến Đặng Dung và văn bản Cảm hoài.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Đặng Dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV phân 6-7 HS thành một nhóm nhỏ để thực hiện các yêu cầu bên dưới:

+ Tìm hiểu những thông tin về tác giả Đặng Dung?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Đặng Dung

- Năm sinh: (? – 1414)

- Quê: Huyện Thiên Lộc nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. 

- Ông sống dưới triều nhà Hồ, giúp cha là tướng quân Đặng Tất cai quản đất Thuận Hóa. Khi quân Minh xâm lược nước ta ông cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và lập nhiều chiến công lớn, trong đó có trận thắng Bô Cô hiển hách.

+ Trần Ngỗi vì nghe lời gièm pha, nghi kị và giết Đặng Tất.

+ Đặng Dung bỏ Trần Ngỗi, tôn Trần Quý Khoáng làm minh chủ, chỉ huy nghĩa quân giao chiến với quân Minh hàng trăm trận.

+ Năm 1414 khi thua trận, ông bị giặc Minh bắt giải sang Trung Quốc. Ông đã tuẫn tiết trên đường đi.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu bài thơ Cảm hoài

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày xuất xứ của bài thơ Cảm hoài?

+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Đề tài của tác phẩm là gì? Dấu hiệu nào để em xác định dấu hiệu của thể loại bài thơ?

+ So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút.

- Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

2. Văn bản Cảm hoài

2.1. Xuất xứ

Cảm hoài là tác phẩm duy nhất còn lại của Đặng Dung.

- Được đời sau ca tụng là “phi hào kiệt ch sĩ bất năng”.

- Bài thơ có nhiều dị bản. Người biên soạn SGK dẫn nguyên văn bài thơ theo Thơ văn Lý – Trần tập III, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 19878.

- Đề tài chí khí của người anh hùng trước vận nước.

  1. Thể thơ 

  • Thất ngôn bát cú đường luật

  • Dấu hiệu:

    1.  So sánh bản phiên âm và dịch thơ

+ Số câu: 8, mỗi dòng có 7 chữ. Cả bài có 56 chữ.

+ Độc vận: “a” vần chân ở câu 1-2-4-6-8.

+ Bài thơ có luật Trắc, vần bằng.

+ Niêm: tiếng thứ 2 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 cùng thanh bằng hoặc trắc.

+ Đối ở hai câu thực và hai câu luận.

+ Kết cấu: Đề - thực – luận -kết.

Ở câu 1 từ “du du” bản dịch thơ dịch là “ngổn ngang” là sát. “Du du” nghĩa là kéo dài mãi không dứt, không cùng: “ngổn ngang” gợi sự bề bộn, làm cho khó tháo gỡ hoặc giải quyết.

Ở câu 2, cụm từ “nhập hàm ca” dịch là “cuộc say ca”, chưa thể hiện được điều không thích nhưng vẫn phải làm với mong muốn giải tỏa tâm trạng nhưng tâm trạng vẫn ngổn ngang.

Ở câu 8, “gươm Long Tuyền” chưa được dịch hết ý. “Kì độ Long Tuyền đới nguyệt ma” không chỉ cho thấy vẻ đẹp lung linh tráng lệ của hình ảnh người anh hùng mài gươm dưới trăng mà còn thấy được thanh gươm đang mài là gươm báu.

 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của thơ trên các phương diện như:

+ Tình cảm cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong bài.

+ Hiểu và phân tích được giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ (hình tượng, biểu tượng)

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cảm hoài.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cảm hoài.

  3. Tổ chức thực hiện 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

.......................

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay