Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Năng lực sáng tạo (Trích – Phan Đình Diệu)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Năng lực sáng tạo (Trích – Phan Đình Diệu) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 3.2. VĂN BẢN NĂNG LỰC SÁNG TẠO

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Phan Đình Diệu

- Năm sinh: 1936 - 2018

- Quê: Hà Tĩnh. 

- Ông là nhà toán học xuất sắc, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học, có công đầu trong việc định hướng phát triển ngành Tin học tại Việt Nam.

- Bên cạnh các hoạt động chuyên môn ông còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội với tư tưởng đổi mới, viết nhiều bài báo quan trọng đề cập các vấn đề nóng hổi của đất nước trong thời kì hội nhập, phát triển.

2. Văn bản Năng lực sáng tạo

- Trong cuốn Một góc nhìn của trí thức, tập bốn, văn bản trên có nhan đề Năng lực sáng tạo: làm sao để có?

- Năm 2021, văn bản được in lại trong cuốn Trên đường đến những chuẩn mực khoa học với nhan đề Năng lực sáng tạo.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Xác định cấu trúc nghị luận của văn bản 

III. PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT LẬP LUẬN

  1. Cách nêu vấn đề nghị luận

Tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng một cách hiệu quả làm cho bài viết Năng lực sáng tạo có tính thuyết phục cao.

+ Lí lẽ: Sử dụng để làm nổi bạt các luận điểm, sắp xếp một cách logic, chặt chẽ các luận điểm được trình bày theo trật tự, có mối quan hệ mật thiết với nhau, sử dụng nhiều lí lẽ khác nhau để làm rõ những luận điểm khác nhau, lí lẽ thuyết phục hướng tới tính phổ quát trong nhận thức về vấn đề năng lực sáng tạo.

+ Bằng chứng: Đa dạng, phong phú; cụ thể, rõ ràng; hiệu quả, trích dẫn các câu nói của một số nhà khoa học nổi tiếng giúp củng cố luận điểm, tăng tính thuyết phục cho bài viết thể hiện sự hiểu biết của tác giả về vấn đề đang bàn.

  1. Sự kết hợp các thao tác nghị luận trong văn bản

1

Giải thích

Khái niệm “năng lực sáng tạo” tầm quan trọng của năng lực sáng tạo.

2

Phân tích

Các biểu hiện của năng lực sáng tạo, điều kiện phát triển của năng lực sáng tạo; sự “công năng” sức mạnh công nghệ với trí tuệ của từng người để làm nên năng lực sáng tạo chung của dân tộc.

3

Chứng minh

Tầm quan trọng của năng lực sáng tạo thông qua dẫn chứng thực tế ảnh hưởng của năng lực sáng tạo đến sự phát triển của cá nhân và xã hội.

4

Bình luận 

Vai trò của năng lực sáng tạo trong cuộc sống hiện đại, giải pháp để phát triển năng lực sáng tạo.

5

Bác bỏ

Người viết phản bác quan điểm cho rằng, sáng tạo chỉ gắn với hoạt động của tri thức, từ đó khẳng định mọi người đều có thể tham gia sáng tạo.

3. Mục đích thái độ của người viết

Tư tưởng của tác giả khi bàn về vấn đề năng lực sáng tạo của con người: năng lực sáng tạo là phẩm chất thiết yếu, có thể phát triển, cần tạo môi trường khuyến khích sáng tạo, cần được ứng dụng vào thực tiễn và đó là chìa khóa cho tương lai….

- Bên cạnh những tư tưởng chính trên, tác giả còn thể hiện những quan điểm khác như: năng lực sáng tạo gắn liền với tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và kĩ năng giao tiếp, năng lực sáng tạo cần được phát triển ngay từ khi còn nhỏ và mỗi người cần có ý thức rèn luyện năng lực sáng tạo cho bản thân.

=> Tác giải thể hiện tư tưởng tích cực về năng lực sáng tạo của con người. Có thể khẳng định: khơi dậy năng lực sáng tạo trong từng con người và của cả dân tôc để đưa đất nước tiến kịp cùng thế giới trong thời đại kinh tế tri thức – đó là tư tưởng chính được Phan Đình Diệu gửi gắm qua bài viết này.

IV. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

+ Văn bản giải thích được năng lực sáng tạo là gì, phạm vi bản chất cũng như vai trò của nó đồng thời những điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo.

+ Khơi dậy năng lực sáng tạo trong từng con người và của cả dân tộc để góp phần đưa đất nước tiến kịp cùng thế giới trong thời đại kinh tế tri thức.

  1. Nội dung

+ Bố cục bài nghị luận chặt chẽ.

+ Lập luận, dẫn chứng sắc bén có chiều sâu.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Năng lực sáng tạo (Trích – Phan Đình Diệu)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay