Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 3.5. VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TRẺ (NHỮNG HOÀI BÃO, ƯỚC MƠ)

I. TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI

  1. Kiểu bài:

Nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ là kiểu bài dùng lí lẽ, bằng chứng để bàn luận và làm sáng tỏ một vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ từ đó giúp người đọc nhận thức đúng đắn về vấn đề và có thái độ, hành động phù hợp với vấn đề đó.

  1. Yêu cầu đối với kiểu bài:

+ Trình bày luận điểm rõ ràng, gãy gọn, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.

+ Đưa ra hệ thống lí lẽ, bằng chứng thuyết phục chính xác, tin cậy, thich hợp, đẩy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.

+ Có thể phân tích, trao đổi ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề.

  1. Bố cục
  • Bố cục bài viết gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ cần bàn luận, trình bày được quan điểm của người viết về vấn đề.

+ Thân bài: Giải thích được vấn đề cần bàn luận, trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết, có thể trao đổi với các ý kiến khác về vấn đề, nêu được những đề xuất, giải pháp phù hợp để thực hiện hoặc giải quyết vấn đề.

+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề, đề xuất tóm tắt giải pháp hoặc bài học phù hợp.

II. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO

  1. Vấn đề bàn luận
  • Vấn đề: Giá trị đích thực của tuổi trẻ, tầm quan trọng của tuổi trẻ, những phẩm chất cần thiết để tuổi trẻ có ý nghĩa và giá trị.
  • Vị trí của người viết:

+ Là một nhà giáo uyên bác và giàu kinh nghiệm: Tác giả sử dụng kiến thức và hiểu biết của mình về tuổi trẻ để đưa những nhận định sâu sắc và chính xác.

+ Là một người từng trải: Tác giả hiểu sâu sắc vấn đề và đưa ra lí lẽ xác đáng.

+ Là một người tâm huyết với thệ hệ trẻ: Tác giả thể hiện niềm tin vào tiềm năng và sức mạnh của tuổi trẻ đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cống hiến và sống có ích.

  1. Cấu trúc bài nghị luận

STT

Luận đề 

Giá trị đích thực của tuổi trẻ

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

1

Xây dựng tương lai cho tuổi trẻ

  • Lí lẽ:

+ Thanh niên là trụ cột của một xã hội và do đó họ quyết định tương lai của bất kì xã hội nào. Thanh niên là xương sống của bất kì quốc gia nào.

+ Giá trị của tuổi trẻ nằm ở sự chăm chỉ, nỗ lực, dùng cảm: ở sự phấn đấu, sáng tạo và cống hiến.

  • Dẫn chứng

+ Trịnh Xuân Mười, con thứ mười của một hộ nông dân nghèo ở Diễn Châu, Nghệ An, một mình vào Tây Nguyên lập nghiệp khi còn rất trẻ.

+ Nguyên Ngọc Bảo Khanh ở Hà Nội, chỉ có một cánh tay rưỡi mà từ nhỏ đã học giỏi, biết vẽ, biết chơi pi-a-nô, biết ném bóng rổ và đặc biệt là đã có thể viết tự truyện bằng Tiếng Anh.

+ Lê Thị Thắm ở Thanh Hóa sinh ra không có hai tay, viết bằng chân mà đã tốt nghiệp đại học, trở thành cô giáo dạy tiếng Anh miễn phí cho các bạn trẻ trong làng.

2

Học cách đặt mục tiêu

  • Lí lẽ:

+ Công nghệ đang giúp bảo vệ tương lai của giới trẻ.

+ Tuổi trẻ gắn kết hành động toàn cầu.

+ Động lực, khả năng hồi phục và bền bỉ kết hợp các giá trị đạo đức, tạo ra những con người trưởng thành toàn diện.

  • Dẫn chứng

+ 78.6% người được hỏi ý kiến cho rằng  công nghệ đang “tạo ra” chứ không phải đang “phá hủy” việc làm.

+ Những thách thức toàn cầu, như đại dịch virus Corona hoặc biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề địa phương sẽ ảnh hưởng đến tương lai.

+ Giêm Đai- xơn đã xuất sắc khi thi chạy đường dài.

  • Cách phối hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng:

+ Lí lẽ được sử dụng làm nền tảng cho bài viết. Mỗi luận điểm đều được trình bày một cách logic chặt chẽ.

+ Dẫn chứng được sử dụng để minh họa cho lí lẽ, làm cho bài viết thêm sinh động và thuyết phục. Các dẫn chứng được đưa ra đều cụ thể, tiêu biểu và phù hợp với luận điểm.

+ Sự kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng giúp bài viết vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật.

  1. Thao tác nghị luận được sử dụng trong bài viết

Giải thích

Giải thích khái niệm “tuổi trẻ”, giá trị của tuổi trẻ.

Phân tích

Phân tích những đặc điểm của tuổi trẻ, vai trò của tuổi trẻ…

Chứng minh

Chứng minh giá trị của tuổi trẻ qua các dẫn chứng:

+ Trịnh Xuân Mười, con thứ mười của một hộ nông dân nghèo ở Diễn Châu, Nghệ An một mình vào Tây Nguyên lập nghiệp khi còn rất trẻ.

+ Nguyễn Ngọc Bảo Khanh ở Hà Nội, Lê Thị Thắm ở Thanh Hóa những tấm gương về tuổi trẻ vượt khó.

Bình luận 

Bình luận về tầm quan trọng của việc rèn luyện ý chí, nghị lực, bản lĩnh và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, bình luận về cách để tuổi trẻ có giá trị.

III. QUY TRÌNH VIẾT BÀI

Quy trình viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ được thực hiện như sau:

Quy trình viết

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người đọc….

Thu thập tư liệu

……….

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý:

…………

Lập dàn ý

………….

Bước 3: Viết bài 

…………

………….

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết và chỉnh sửa

………..

Rút kinh nghiệm

………..

  • Lưu ý trong từng bước thực hiện viết bài

*Bước 1:  Chuẩn bị viết

+ Để bài viết hấp dẫn bạn nên chọn những vấn đề xã hội được nhiều người trẻ quan tâm, đang có nhiều ý kiến, quan điểm trái ngược và có ý nghĩa với chính bạn:

+ Mục đích của bài viết là gì?

+ Người đọc là ai? Họ mong đợi điều gì từ bài viết của bạn?

+ Thu thập tài liệu cần thiết phục vụ cho bài viết.

*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Trả lời các câu hỏi:

+ Vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ mà tôi quan tâm là gì? Những nội dung khái niệm nào cần được giải thích?

+ Quan điểm, ý kiến của tôi về đề tài này là gì?

+ Tôi nên sử dụng những lí lẽ, bằng chứng gì để làm sáng tỏ luận điểm?

+ Có những biểu hiện tiêu cực hay ý kiến trái chiều nào về đề tài mà tôi đang quan tâm? Quan điểm của tôi về những biểu hiện ý kiến đó là gì? 

+ Tôi thay đổi nhận thức và hành động của bản thân như thế nào sau khi suy ngâm trao đổi cụ thể, toàn diện về vấn đề.

*Bước 3: Viết bài

+ Trình bày luận điểm rõ ràng, ngắn gọn. Kết hợp nêu luận điểm với lí lẽ bằng chứng để tăng tính thuyết phục.

+ Tách đoạn hợp lí và sử dụng các phương tiện liên kết để tăng sức thuyết phục, hấp dẫn.

+ Có thể kết hợp với thuyết minh, tự sự, biểu cảm để tăng tính thuyết phục.

….. 

*Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa.

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 3: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay