Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

HẢI KHẨU LINH TỪ

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Đoàn Thị Điểm: (1705 – 1748).

- Biệt hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

- Quê quán: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha và anh đều đỗ đạt và làm nghề dạy học, bản thân bà cũng từng mở trường và có công dạy học cho cung nữ trong phủ chúa Trịnh. 

- Đoàn Thị Điểm là người tài sắc, biết nghề làm thuốc, văn chương nổi tiếng đương thời.

b. Tác phẩm nổi tiếng

- Tác phẩm còn lại của bà gồm có:  Truyền kì tân phả và bản dịch (diễn âm) Chinh phụ ngâm khúc (nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn).

2. Tác phẩm

- Truyền kì tân phả (Cuốn phả mới về truyện “Truyền kì”) còn có tên khác là Tục Truyền kì lục.

+ Tên truyện cho thấy rõ ý của tác giả là muốn tiếp nối Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Bản gốc Truyền kì tân phả đã thất lạc, hiện còn được một số dị bản. Bản lưu truyền hiện nay do nhà sạch Lạc Thiện xuất bản.

+ Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể) là một truyện trong Truyện.

II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN

  1. Đề tài và cốt truyện

+ Đề tài: Quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến, sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê.

+ Cốt truyện: Các biến cố, sự kiện, hành động… kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyền hoặc, cốt truyện của truyện truyền kì Hải khẩu linh từ gắn với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng về đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.

  1. Phân tích nhân vật Bích Châu 

  2. Lai lịch

- Nguyễn Cơ – là cung phi triều Trần con gái nhà quan. Có tiểu tự là Bích Châu.

- Dung mạo: tươi tắn.

- Tính tình: đưng đắn.

- Thông hiểu âm luật.

=> Là vị phi được Vua hết mực yêu quý và đặt tên Phù Dung Nguyễn Cơ.

  1. Phẩm chất

Ở Bích Châu hiện lên là một người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất đáng ca ngợi. Điều đó thể hiện qua hành động, lời nói can gián cũng như suy nghĩ của nàng: 

+ Con người có tính cách cương trực, vừa có lòng bao dung, thương yêu dân chúng, ghét cảnh chiến tranh; nàng biết suy nghĩ những điều gốc rễ của chính sự quốc gia, lo lắng cho nền trị bình của đất nước.

+ Quyết liệt, một lòng vì nghĩa vong thân, vì an nguy của đất nước mà sẵn sàng hi sinh thân mình.

+ Trung trinh, kiên định, có trí tuệ sắc sao và tinh thần trượng nghĩa; có lòng nhân từ khoan hậu và đức hi sinh.

3. Yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong văn bản 

- Nội dung tư tưởng – chủ đề của văn bản Đền thiêng cửa bểThông qua câu chuyện về nàng Bích Châu, một nhân vật gắn với những truyền tụng về các sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê, gián tiếp đề cập quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến, tác giả đã ca ngợi tấm gương trung trinh, tiết nghĩa của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn một lòng vì non sông, đất nước.

- Tác dụng của việc đan xen yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện:

+ Sự đan xen yếu tố lịch sử và yếu tố huyền thoại trong câu chuyện được tác giả “tổ chức” ở nhiều lớp, nhiều tầng bậc và khía cạnh: cốt lõi là các sự thật lịch sử; gắn liền với các chi tiết, nhân vật, sự kiện kì ảo xuất hiện từ đầu đến cuối thiên truyện.

+ Sự đan xen yếu tố lịch sử và yếu tố huyền thoại trong truyện có vai trò ý nghĩa vô cùng đặc biệt giúp cho nội dung tư tưởng của tác phẩm được thể hiện một cách trọn vẹn và hấp dấp, lôi cuốn.

+ không gian: có sự hòa trộn giữa cõi tiên, trần tục, cõi âm….

+ thời gian: thống nhất về thời gian thực và mộng, biến động xoay vần và tĩnh tại bất biến….

+ giấc mộng: sử dụng mô típ giấc mộng.

=> Đây là thủ pháp quan trọng của truyện truyền kì tạo một không gian nghệ thuật có tính phức hợp.

4. Yếu tố ngôn ngữ trong văn bản

- Lời kể: Lời kể ở ngôi thứ ba, điểm nhìn từ bên ngoài, có sự đan xen tản văn với biền văn và vận văn, sử dụng lối nói so sánh - ẩn dụ, ưa hình thức biểu đạt cầu kì, khoa trương, phóng đại; chuộng ngôn từ hoa mĩm dùng nhiều điển cố, hình ảnh biểu trưng…

- Lời đối thoại: Tính văn chương, giá trị biểu cảm của tác phẩm được chú trọng qua ngôn ngữ. Điều này góp phần làm nên sự hấp dẫn của câu chuyện trong việc thể hiện chủ đề - tư tưởng của tác phẩm.

III. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Thể hiện quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến. Đồng thời là lời ngợi ca về giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người con gái tiết hạnh hi sinh vì nghĩa lớn.

  1. Nghệ thuật

+ Sử dụng kết hợp các yếu tố kì ảo và lịch sử đan xen làm tăng thêm tính biểu đạt của câu chuyện.

+ Sử dụng nhiều đoạn đối thoại, lời kể từ đó tăng thêm tính hấp dẫn của câu chuyện. Góp phần tích cực trong thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay