Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm)

Giáo án bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm) sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 4: Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể, Trích – Đoàn Thị Điểm)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 4: YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG TRUYỆN KỂ 

Môn: Ngữ văn 12 – Lớp:

Số tiết: 9 tiết

  1. MỤC TIÊU CHUNG BÀI 4

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện truyền kì như: đề tài, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp nghệ thuật… đánh giá vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, liên hệ với vai trò của yếu tố này trong các thể loại truyện khác.

  • Vận dụng được kinh nghiệm độc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về văn bản văn học.

  • Vận dụng được kiên thức đã học để phân tích, đánh giá nghệ thuật sử dụng điển cố trong tác phẩm văn học.

  • Viết được bài văn nghị luận về việc tiếp nhận ảnh hưởng và sáng tạo trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học.

  • Biết trình bày bài nói so sánh, đánh giá các tác phẩm văn học, qua đó làm nổi bật những yếu tố vay mượn, cải biến, sáng tạo của một tác phẩm so với tác phẩm mà nó chịu ảnh hưởng.

  • Có ý thức và thái độ trân trọng, yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, có lối sống hòa hợp với thế giới tự nhiên.

  1. KIẾN THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện truyền kì, các yếu tố kì ảo trong truyện truyện kì cũng như đặc điểm ngôn ngữ trong truyện truyền kì.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến truyện truyền kì, các yếu tố kì ảo trong truyện truyện kì cũng như đặc điểm ngôn ngữ trong truyện truyền kì.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến truyện truyền kì, các yếu tố kì ảo trong truyện truyện kì cũng như đặc điểm ngôn ngữ trong truyện truyền kì.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

  • GV đặt câu hỏi cho HS:

+ Trình bày hiểu biết của anh chị về thể loại truyện truyền kì?

+ Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì thể hiện ở những yếu tố nào?

+ Ngôn ngữ trong truyện truyền kì có đặc điểm gì?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS thảo luận để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời một vài HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Tìm hiểu chung

  • Truyện truyền kì

+ Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, được tiếp nhận và phát triển ở các nước thuộc khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Hán. Thuật ngữ truyền kì xuất hiện vào cuối đời Đường, dùng để định danh một loại truyện mới, được phát triển từ loại truyện chí quái, chí dị vốn hình thành từ trước.

+ Truyện truyền kì phát triển trên nền tảng thần thoại, truyền thuyết,… của văn học dân gian và những tín ngưỡng văn hóa trong đời sống tinh thần của các dân tộc. Trong truyện truyền kì, yếu tố kì ảo được sử dụng như một phương thức nghệ thuật có tính đặc thù nhằm thể hiện ác vấn đề của thực tại.

  • - Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì

BẢNG PHỤ LỤC 1

  • - Đặc điểm ngôn ngữ trong truyện truyền kì

+ Truyện truyền kì thường có sự đan xen tản văn với biền văn và vận văn. Trong một truyện, có thể xuất hiện nhiều “tác phẩm” biền văn hoặc thơ ca được dẫn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, phụ thuộc vào tình tiết, diễn biến của câu chuyện hoặc đối thoại giữa các nhân vật.

+ Những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ truyện truyền kì: thường sử dụng lối nói so sánh – ẩn dụ, ưa hình thức biểu đạt cầu kì, khoa trương, phóng đại, chuộng ngôn từ hoa mĩ, dùng nhiều điển cố, hình ảnh biểu trưng…. Nhìn chung, tính văn chương, giá trị biểu cảm của tác phẩm được tác giả truyện truyền kì đặc biệt chú trọng.

BẢNG PHỤ LỤC 1

Phương diện

Cách hiện diện

Nhân vật kì ảo

+ Nhân vật có thể có năng lực siêu nhiên, xuất thân kì lạ, diện mạo khác thường, hành tung biến hóa…

+ Trong truyện truyền kì, nhân vật kì ảo và nhân vật phàm trần đối thoại, tương tác… với nhau một cách tự nhiên, không có sự cách biệt.

+ Thân phận của con người cũng trở thành một đối tượng phản ánh đặc biệt nhằm thể hiện các ý niệm, khắc họa bức tranh phong phú về đời sống. 

+ Nếu như nhân vật trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích và truyện chí quái thường thuộc về một tuyến nhất định và có tính chức năng thì nhân vật trong truyện truyền kì được chú trọng xây dựng với những góc cạnh đa dạng, thể hiện dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả.

Sự việc kì ảo

Các tình tiết, sự kiện, hành động… kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyễn hoặc. 

+ Sự việc kì ảo thường xảy ra trong một không gian và thời gian khác lạ, bất thường. 

+ Về không gian, có không gian cõi tiên với cảnh tượng kì thú, không gian âm phủ với khung cảnh hãi hùng; thiên nhiên sóng cuộn gió gào gợi cảm giác sợ hãi….

+ Về thời gian có thời gian ban đêm mang đến ấn tượng huyền bí, thời gian hư ảo gợi ấn tượng về sự tĩnh tại, vĩnh hằng….

+ Cốt truyện của truyện truyền kì thường gắn chặt với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử của từng dân tộc.

Thủ pháp nghệ thuật

Sự kết hợp linh hoạt giữa yếu tố kì ảo với yếu tố thực là thủ pháp quan trọng của truyện truyền kì. 

+ Biểu hiện cụ thể là sự hòa trộn không gian các cõi (thần tiên, trần tục, âm phủ…), sự thống nhất về thời gian thực và mộng, biến động xoay vần và tĩnh tại bất biến. 

+ Việc sử dụng giấc mộng, đan xen thực tại với hồi ức… cũng là thủ pháp khá phổ biến giúp các tác giả tạo dựng nên một thế giới nghệ thuật có tính phức hợp.

=>Truyện truyền kì chủ yếu hướng đến các nội dung xã hội – lịch sử. Do đó, yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng như một phương thức nhắm lí giải một nội dung hiện thực nhất định, yếu tố kì ảo tham gia vào câu chuyện đã tạo nên sự lôi cuốn, sức hấp dẫn, sự li kì… của tác phẩm. Trong truyện hiện đại, yếu tố kì ảo vẫn được các nhà văn tiếp tục khai thác, sử dụng theo nhiều cách thức khác nhau.

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : HẢI KHẨU LINH TỪ

(Đền thiêng cửa bể)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS xác định, nhận biết được đề tài của truyện, nội dung, nhân vật trong truyện.

  • Thông qua đọc bản dịch và tìm hiểu cước chú, HS phân tích được một số khía cạnh nghệ thuật cụ thể của truyện: ngôn ngữ, thủ pháp….

  • HS nhận diện, đánh giá được vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện (nhân vật, sự kiện, thủ pháp…) so sánh với truyện cùng loại.

  • HS vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về tác phẩm; phân tích đánh giá nghệ thuật sử dụng điển tích điển cố trong tác phẩm.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại truyện truyền kì. 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Hải khẩu linh từ.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Hải khẩu linh từ.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức và thái độ trân trọng, yêu quý lịch sử, văn hóa, văn học của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV đưa ra một câu hỏi và HS suy nghĩ để trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong khi đọc các tác phẩm văn học, đã có lúc nào em  tưởng tượng, ước mơ về một thế giới hoặc về những điều thần kì xuất hiện trong cuộc sống của mình hay chưa? Nếu có, hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em về điều đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện dân gian là một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó truyện dân gian có yếu tố kì ảo luôn có sức hấp dẫn mãnh liệt với người đọc. Sự hấp dẫn đó đến từ các chi tiết hư cấu, hoang đường song ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc. Và trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm như vậy, khám phá những chi tiết kì ảo xung quanh đoạn trích Hải khẩu linh từ của Đoàn Thị Điểm. 

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Hải khẩu linh từ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Đoàn Thị Điểm và văn bản Hải khẩu linh từ.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Đoàn Thị Điểm và văn bản Hải khẩu linh từ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Đoàn Thị Điểm và đoạn trích Hải khẩu linh từ.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS đọc lại kiến thức trong SGK đồng thời cùng với bài chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi sau.

+ Em hãy trình bày đôi nét về tác giả Đoàn Thị Điểm?

+ Những hiểu biết của bản thân về Truyền kì tân phả cùng đoạn trích Hải khẩu linh từ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS lắng nghe câu hỏi và thực hiện trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

* GV giảng thêm:

+ Hải Khẩu linh từ là một truyện trong Truyền kì tân phả kể về nhân vật chính nàng Bích Châu, một cung phi đời Trần và là người tài sắc đức độ, luôn quan tâm chính sự. 

+ Truyện được viết dựa trên một số sự kiện lịch sử có thật với những tên người, tên đất xác thực nhưng phần hư cấu nghệ thuật vẫn hết sức đậm nét. Ở đây, tác giả đã đưa vào nhiều yếu tổ kì ảo để chuyển đổi hình thức các sự kiện nhằm thể hiện tư tưởng và quan niệm thẩm mỹ riêng của mình.

+ Nhân vật Bích Châu hiện còn quá ít những ghi chép nên còn có những nghi vấn nhất định. Các thông tin về bà chủ yếu dưới dạng truyền tụng. Theo đó thì bà sống vào khoảng đời vua Trần Duệ Tông, quê Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Là con gái của một vị tướng họ Nguyễn.

+ Bích Châu còn có tựa là Bích Lưu dung mạo xinh đẹp, giỏi văn chương. Sau khi được tuyển vào cung, Bích Châu được Vua gọi là Nguyễn Cơ.  

+ Đời vua Lê Thánh Tông có làm thơ viếng thượng đẳng thần là một trong những cơ sở cho phps đoán định chuyện về Bích Châu là câu chuyện người thật, việc thật. 

+ Đền Hải Khẩu thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Bích Châu nay ở thôn Hải Khẩu, thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đền có từ trước đời Lê được trùng tu nhiều lần, đến nay vẫn được nhân dân hương khói thờ phụng với lòng thành kính. Hiện chưa xác định rõ tên thôn “Hải Khẩu” có từ bao giờ nên các bản dịch tác phẩm đều dijchnhan đề theo nghĩa chữ Hán là “cửa bể”.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Đoàn Thị Điểm: (1705 – 1748).

- Biệt hiệu: Hồng Hà nữ sĩ.

- Quê quán: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha và anh đều đỗ đạt và làm nghề dạy học, bản thân bà cũng từng mở trường và có công dạy học cho cung nữ trong phủ chúa Trịnh. 

- Đoàn Thị Điểm là người tài sắc, biết nghề làm thuốc, văn chương nổi tiếng đương thời.

b. Tác phẩm nổi tiếng

- Tác phẩm còn lại của bà gồm có:  Truyền kì tân phả và bản dịch (diễn âm) Chinh phụ ngâm khúc (nguyên tác Hán văn của Đặng Trần Côn).

2. Tác phẩm

Truyền kì tân phả (Cuốn phả mới về truyện “Truyền kì”) còn có tên khác là Tục Truyền kì lục.

+ Tên truyện cho thấy rõ ý của tác giả là muốn tiếp nối Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Bản gốc Truyền kì tân phả đã thất lạc, hiện còn được một số dị bản. Bản lưu truyền hiện nay do nhà sạch Lạc Thiện xuất bản.

+ Hải khẩu linh từ (Đền thiêng cửa bể) là một truyện trong Truyền 

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản 

  1. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn để tìm hiểu theo đúng đặc trưng của truyện có yếu tố kì ảo trên các phương diện như:

+ Nhận biết được câu chuyện cũng như các sự kiện chính, yếu tố kì ảo của văn bản.

+ Phân tích được nét đặc sắc về tính cách của nhân vật.

+ Nhận xét về ngôn ngữ đối thoại trong văn bản.

  1. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Hải khẩu linh từ.

  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Hải khẩu linh từ.

  3. Tổ chức thực hiện 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu về đề tài và cốt truyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV chia lớp thành các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút để trả lời câu hỏi sau đây.

+ Trình bày đề tài và cốt truyện được thể hiện trong văn bản Hải khẩu linh từ?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

II. Khám phá văn bản

  • Tìm hiểu về đề tài và cốt truyện

+ Đề tài: Quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến, sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê.

+ Cốt truyện: Các biến cố, sự kiện, hành động… kì ảo liên kết với nhau thành chuỗi, tạo nên cốt truyện có tính chất li kì, huyền hoặc, cốt truyện của truyện truyền kì Hải khẩu linh từ gắn với các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng về đền thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu.

Nhiệm vụ 2: Phân tích nhân vật Bích Châu 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nhân vật Bích Châu thông qua các câu hỏi sau đây:

+ Anh chị có nhận xét gì về nhân vật Bích Châu thông qua lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

Hành trình theo các trạm dừng chân.

- GV theo dõi và điều hành hỗ trợ HS khi cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV nhận xét, chốt kiến thức.

  1. Phân tích nhân vật Bích Châu 

  2. Lai lịch

  • Nguyễn Cơ – là cung phi triều Trần con gái nhà quan. Có tiểu tự là Bích Châu.

  • Dung mạo: tươi tắn.

  • Tính tình: đưng đắn.

  • Thông hiểu âm luật.

  • Là vị phi được Vua hết mực yêu quý và đặt tên Phù Dung Nguyễn Cơ.

  1. Phẩm chất

Ở Bích Châu hiện lên là một người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất đáng ca ngợi. Điều đó thể hiện qua hành động, lời nói can gián cũng như suy nghĩ của nàng. Cụ thể:

  • Khi vua muốn dấy binh

+ Khi nghe ý nhà vua muốn dấy binh thảo phạt Chiêm Thành đang quấy phá bờ cõi, Bích Châu dâng biểu can gián, khuyên Vua nên rộng lượng, dừng việc binh đao để dân chúng được yên vui.

  • Điều này thể hiện Bích Châu là con người có tính cách cương trực, vừa có lòng bao dung, thương yêu dân chúng, ghét cảnh chiến tranh; nàng biết suy nghĩ những điều gốc rễ của chính sự quốc gia, lo lắng cho nền trị bình của đất nước.

  • Khi giao thần buộc nhà vua phải cống nạp phi tần

+ Trong tình thế cấp bách như vậy, đúng vào lúc đất nước gặp nạn, mặc dù nhà vua không chuẩn thuận nhưng Bích Châu đã không “tham luyến phồn hoa”; chẳng “tiếc thân bồ liễu”; nàng cũng không cần so đo tính toán mà quyết gieo mình xuống biển, tự nộp thân mình cho Giao thần để giải gỡ mối nguy trước mắt của quan quân.

  • Thể hiện nàng là người quyết liệt, một lòng vì nghĩa vong thân, vì an nguy của đất nước mà sẵn sàng hi sinh thân mình.

  • Suy nghĩ

+ “Nghĩa là vua tôi, ơn là vợ chồng, đã không lấy lòng trung can gián nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến thật là sống thừa trong cõi trời đất vậy”.

  • Hiển linh giúp vua thắng trận và việc được lập đền thờ

+ Nàng Bích Châu hiển linh trong hai sự kiện “vãng – hoàn” của vua Lê Thánh Tông:

  • Lần thứ nhất, nàng giải bày mối oan khuất với via Lê được nhận “ơn tái tạo”.

  • Lần thứ hai, nàng bày tỏ sự “không được yên lòng về chỗ cua tôi, chồng vợ” vì ý kết của bài thơ nhà vua ngự đề trên miếu thờ. Ý thơ ngự đề chuyển từ việc ca tụng công tích của nàng Bích Châu sang việc ghi nhận khí tiết, phẩm giá của nàng.

  • Lập đền thờ

+ Nhà vua “về đến kinh đô, nhà vua hạ chiếu cho lập đền thờ phu nhân… Mãi đến đời nay khói hương vẫn còn nghi ngút, rất là linh ứng…”. Nàng Bích Châu trung trinh đã hóa thân thành biểu tượng bất tử trong lòng nhân dân.

  • Từ đó có thể thấy tác giả Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một hình mẫu người phụ nữ hết sức đặc biệt, thể hiện cụ thể sinh động, sắc nét qua hình tượng nhân vật Bích Châu với những đức tính, phẩm chất sáng ngời: trung trinh, kiên định, có trí tuệ sắc sao và tinh thần trượng nghĩa; có lòng nhân từ khoan hậu và đức hi sinh.

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN WORD BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 1: KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6: HỒ CHÍ MINH - "VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI"

IV. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 12 KẾT NỐI TRI THỨC

.......................

 

Chat hỗ trợ
Chat ngay