Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
VĂN BẢN: NGHỆ THUẬT BĂM THỊT GÀ
(Trích Việc làng)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Tiểu sử
- Tên: Ngô Tất Tố.
- Năm sinh: 1894 – 1954.
- Quê quán: xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Ông là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu dịch giả có nhiều đóng góp quan trọng.
b. Tác phẩm chính
- Ông nổi tiếng với các tiểu thuyết bao gồm có: Tắt đèn, Lều chõng và phóng sự Việc làng.
2. Phóng sự “Nghệ thuật băm thịt gà”
- Thể loại: Phóng sự
- Xuất xứ: Trích từ phóng sự Việc làng.
- Việc làng gồm có mười sáu thiên, ghi chép những tập tục của làng quê miền Bắc thời kì trước Cách mạng tháng Tám.
- Nghệ thuật băm thịt gà nằm ở chương IV của phóng sự Việc làng. Trong đoạn trích, nhà văn đã dung lối ghi chép tại chỗ để tái hiện một cách khách quan và sinh động cảnh “chứa hàng xóm” ở thôn quê, trong đó nổi bật là việc nhân vật mõ làng băm thịt gà.
II. Khám phá văn bản
1. Nhan đề văn bản
+ Nhà văn xem “băm thịt gà” là một “nghệ thuật” và người băm thịt gà là một người nghệ sĩ. Đây chỉ là cách nói châm biếm. Nhà văn thán phục tài băm thịt của anh Mới nhưng thán phục để nói lên cái sự chia phần khủng khiếp của làng nọ.
+ Nghệ thuật băm thịt của anh Mới không thể hiện ở việc chặt đẹp, trình bày nghệ thuật mà ở việc chia nhỏ con gà tới hớn hai chục cỗ đều nhau, mình con gà chặt thành 92 miếng. Cái tài năng đến trình độ “nghệ sĩ”, được coi là nghệ thuật ấy của anh Mới lại gắn với một mục đích dung tục.
+ Cái tài của anh Mới chứng tỏ rằng việc băm một con gà to khoảng “một người ăn cố mới hết” thành hơn một trăm miếng không thể là tài năng bẩm sinh. Nó là công việc phải rất quen làm, được tôi luyện nhiều lần. + Và ở đây miếng ăn đã trở thành một cái gì vô cùng quan trọng.
2. Tóm tắt sự kiện chính, thủ pháp nghệ thuật, sự kết hợp chi tiết trong văn bản
(-) Trạm dừng chân 1
- Các sự việc trong văn bản được thuật lại theo trình tự thời gian, với xác sự việc chính như sau:
+ Câu chuyện của tác giả và người bạn Lăng Vân lúc đêm khuya và gần sáng.
+ Cảnh mọi người kéo đến nhà Lăng Vân dự làng khi “trời đã sáng rõ”.
+ Cảnh anh mõ làng chia cỗ và băm thịt gà sau khi “hàng xóm đã đến đông đủ”
=> Cách quan sát ghi chép hiện thực của tác giả: Quan sát và ghi chép tại chỗ, chi tiết, chân thực toàn bộ câu chuyện về một cảnh “chứa hàng xóm”, có bối cảnh, tình huống, diễn biến có lúc thì “chùng chình, chờ đợi” có lúc cao trào.
(-) Trạm dừng chân 2
- Các chi tiết tiêu biểu của đoạn phóng sự:
Chi tiết | Nhận xét |
+ Chia lễ thành hai mươi ba phần cỗ, pha cái sỏ gà thành năm, phao gà thành bốn, băm con gà thành chín mươi hai miếng. + Sự chứng kiến của đông đảo chức sắc và hàng xóm. | + Băm thịt gà như thực hành một nghệ thuật – việc làm đã quen từ nhiều đời. + Phản ánh hiện thực “một miếng giữa làng”, một tệ nạn của nông thôn Việt Nam xưa. |
- Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất:
+ Bài phóng sự là lời kể của nhân vật “tôi”, người có cơ hội tận mắt chứng kiến “nghệ thuật băm thịt gà” của anh mõ làng.
+ Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đáp ứng yêu cầu cốt lõi của thể loại phóng sự đó là tính chân thực.
+ Qua giọng điệu, những lời nhận xét và cách miêu tả rất chi tiết việc băm thịt gà, người kể chuyện đã thể hiện thái độ phê phán của mình đối với một “việc làng” đầy phiền toái.
(-) Trạm dừng chân 3
Giọng điệu của bài phóng sự: hài hước, châm biếm, phê phán sâu cay. Những yếu tố tạo nên giọng điệu của bài phóng sự:
+ Lối quan sát, ghi chép tỉ mỉ, chân thực đã khái quát, châm biếm một hiện tượng điển hình của xã hội nông thôn Việt Nam.
+ Cách miêu tả và xây dựng nhân vật anh mõ làng thuần thục, điêu luyện trong việc băm thịt gà bằng cái nhìn khách quan nhưng có ý nghĩa phê phán sâu sắc.
+ Cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả cùng với những lời trữ tình ngoại đề đầy thán phục nhưng không phải là lời ngợi ca tài năng và nghệ thuật mà là lời châm biếm về hủ tục chia phần rất nặng nề ở làng quê Việt Nam xưa.
3. Chủ đề cùng các đặc điểm cơ bản của thể loại phóng sự quan văn bản
(1) Chủ đề của văn bản Nghệ thuật băm thịt gà: Phơi bày những hủ tục nhiêu khê, quái gở đang duy trì ở nông thôn Việt Nam.
(2) Một số đặc điểm của phóng sự qua văn bản Nghệ thuật băm thịt gà:
+ Tính thời sự: Tác giả đã tái hiện một hiện tượng diễn ra trong đời sống nông thôn Việt Nam thời bấy giờ, qua đó tác động đến nhận thức của con người trong xã hội đương thời.
+ Tính xác thực: Thể hiện qua việc ghi chép chân thực những chi tiết, thời gian, địa điểm... đặc biệt là việc ghi chép tại chỗ cảnh băm thịt gà.
+ Tính thẩm mỹ: Thể hiện dấu ấn phong cách cá nhân của tác giả trong việc miêu tả sự việc và nhân vật; sử dụng ngôn ngữ và những lời trữ tình ngoại đề giàu hình ảnh, cảm xúc... tạo hứng thú cho người nghe.
III. Tổng kết
1. Nội dung
+ Tái hiện chân thực bức chân dung thực tế đời sống xã hội nông thôn Việt Nam thời bấy giờ đồng thời phê phán những hủ tục lạc hậu của xã hội đương thời.
2. Nghệ thuật
- Cách miêu tả và xây dựng nhân vật chân thực thông qua hình ảnh anh mõ làng.
- Cách sử dụng ngôn ngữ miêu tả cùng với những lời trữ tình ngoại đề đầy thán phục góp phần thể hiện dụng ý của tác giả.
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà (Trích Việc làng – Ngô Tất Tố)