Nội dung chính Ngữ văn 12 kết nối Bài 9: Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9: Hồn Trương Ba, da hàng thịt sách Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

BÀI 9: VĂN HỌC VÀ CUỘC ĐỜI

VĂN BẢN: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Tên: Lưu Quang Vũ.

- Năm sinh: 1948 -1988.

- Quê gốc ở thành phố Đà Nẵng. 

- Ông là tác giả của nhiều thể loại, nổi bật nhất là thơ và kịch. Thơ ông phóng khoáng, tài hoa, có sự chuyển biến rõ nét từ phong cách mơ mộng, trong trẻo ở thời kì đầu sang phong cách triết luận với nhiều day dứt về thế sự ở thời kì sau.

- Trong những năm tám mươi của thế kỉ XX ông là cây bút năng động, giàu sức sáng tạo bậc nhất của kịch trường Việt Nam, có nhiều vở kịch gây tiếng vang lớn đề cập đến những vấn đề vừa nóng bỏng tính thời sự vừa có ý nghĩa triết lí sâu sắc.

- Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

b. Tác phẩm chính

- Các tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (thơ, in chung, 1968), Mùa hè đang đến (truyện ngắn, 1983); Người kép đóng hổ (truyện ngắn, 1984); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (kịch, 1984); Nguồn sáng trong đời (kịch, 1985); tôi và chúng ta (kịch, 1985); Điều không thể mất (kịch, 1988); Bệnh sĩ (kịch, 1988); Mây trắng của đời tôi (thơ, 1989); Bầy ong trong đêm sâu (thơ, 1993)... 

2. Tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

- Thể loại: Kịch

- Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt kể về Trương Ba một người làm vườn chăm chỉ, tốt bụng có tài chơi cờ bỗng nhiên bị chết bất ngờ do sự nhầm lẫn của Nam Tào, Bắc Đẩu. Đế Thích, một vị tiên nổi tiếng cao cờ, vì thương tiếc tài năng của Trương Ba, đã vi phạm luật triều đình, làm cho hồn Trương Ba được sống trong thể xác của anh hàng thịt. Tuy nhiên, cuộc sống của Trương Ba từ đó bắt đầu thay đổi. Những người thân trong gia đình không chấp nhận phần thô lỗ trong con người Trương Ba, và bản thân ông cũng vô cùng đau khổ khi nhận ra mâu thuẫn bên trong của mình. Cuối cùng, Hồn Trương Ba đã quyết định nhờ Đế Thích trả lại xác cho anh hàng thịt và tự chấm dứt sự tồn tại của mình.

- Đoạn trích gồm phần lớn hồi VII và trọn vẹn đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

II. Khám phá văn bản

1. Cốt truyện, sự kiện, nhân vật, xung đột, lời thoại, ngôn ngữ kịch và chỉ dẫn sân khấu

- Trạm dừng chân số 1:

STT

Lớp kịch

Sự kiện chính trong lớp kịch

Diễn biến tâm trạng của Hồn Trương Ba

1

Hồn Trương Ba đối thoại với xác anh hàng thịt

- Xác anh hàng thịt cố gắng thuyết phục Hồn Trương Ba về sức mạnh ghê gớm của anh ta, muốn hồn Trương Ba sống hòa hợp với thể xác của anh hàng thịt.

- Hồn Trương Ba không đồng ý, thể hiện thái độ khinh thường nhất quyết giữ gìn và bảo vệ sự thẳng thắn của mình.

Lo lắng, ngập ngừng, lúng túng, hoang mang tuyệt vọng.

2

Hồn Trương Ba đối thoại với vợ của mình

- Vợ Trương Ba thấy chồng mình đã đổi khác nên bà muốn ra đi.

- Trương Ba vô cùng đau khổ trước phản ứng của vợ.

Đau khổ

3

Hồn Trương Ba đối thoại với cái Gái

- Cái Gái không thừa nhận ông nội của mình vì hồn Trương Ba đã qua thay đổi so với trước kia.

- hồn Trương Ba vô cùng đau khổ trước phản ứng của cháu gái.

Đau khổ hơn

4

Hồn Trương Ba đối thoại với chị con dâu

- Chị con dâu rất thông cảm với tình cảnh của Hồn Trương Ba nhưng cũng phải đau lòng nói rằng ông đã đổi khác quá nhiều.

- Hồn Trương Ba càng đau khổ hơn.

Đâu khổ tột độ

5

Hồn Trương Ba đối thoại với Đế Thích

- Hồn Trương Ba gọi Đế Thích xuống trần và đề nghị Đế Thích cho mình thoát khỏi xác anh hàng thịt.

- Đế Thích muốn Hồn Trương Ba nhập vào xác cụ Tị.

- Hồn Trương Ba không đồng ý nhập vào xác cu Tị, quyết định lựa chọn cái chết, không nhập vào xác ai để được là chính mình.

Kiến quyết, dứt khoát.

Nhận xét: Tính cách của Hồn Trương Ba thẳng thắn, chính trực. Tính cách này đối lập với sự thô tục, nóng nảy của xác hàng thịt.

Nên chú ý sự khác biệt giữa nghệ thuật xây dựng nhân vật của kịch và các thể loại khác. Nếu như trong truyện ngắn, tiểu thuyết, nhân vật được xây dựng thông qua lời nói, cử chỉ, hành động thì ở kịch, lời đối thoại và độc thoại của nhân vật thể hiện rất rõ tính cách của họ. Vì thế khi phân tích tác phẩm kịch, các em cần lưu tâm đặc biệt đến yếu tố này.

- Trạm dừng chân số 2

- Xung đột chính là xung đột giữa linh hồn thanh cao của Hồn Trương Ba và thân xác phàm tục, thô thiển của anh hàng thịt.

- Bi kịch của con người được Lưu Quang Vũ làm nổi bật: xung đột giữa con người bên ngoài; giữa nội dung và hình thức, giữa sự trong sạch và những ham muốn phàm tục, tầm thường, giữa phần con và phần người, giữa hoàn cảnh và con người. Đó chính là bi kịch không được là chính mình, bị tha hoa trước hoàn cảnh.

- Trạm dừng chân số 3

Ngôn ngữ trong vở kịch là ngôn ngữ nói:

+ Sử dụng nhiều từ ngữ cử chỉ, điệu bộ (nghĩ ngợi, thẫn thờ, ngồi xuống, tay ôm đầu...)

+ Nhiều đối thoại, xen lẫn độc thoại của Hồn Trương Ba.

+ Sử dụng các từ ngữ dễ hiểu thể hiện thái độ, cảm xúc của nhân vật.

+ Sử dụng nhiều câu rút gọn.

- Trạm dừng chân số 4

Các chỉ dẫn sân khấu có tác dụng thể hiện hành động của nhân vật, hướng dẫn cho diễn viên khi diễn tả lại vở kịch. Qua đó độc giả thấy được tâm trạng hành động của các nhân vật, góp phần truyền tải nội dung.

2. Chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản

(1)

HS có thể chọn 1 trong 2 trường hợp sau:

+ Đó là một kết thúc bi kịch vì cuối vở kịch nhân vật chính là Trương Ba đã bị chết.

+ Đó không phải là kết thúc bi kịch vì nhân vật Trương Ba chết để chấm dứt cuộc sống đau khổ, không được là chính mình. Hình ảnh cái Gái vùi xuống đất những hạt na, để cây cối mọc lên mãi cho thấy niềm tin về một ngày mai tốt đẹp hơn.

(2)

HS có thể tự do lựa chọn câu trả lời:

+ Chúng ta chỉ hạnh phúc thực sự khi là chính mình.

+ Không nên sống theo ý muốn của người khác vì như vậy sẽ không thể là chính mình.

III. Tổng kết

1. Nội dung

+ Gửi gắm thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Nếu thiếu một trong hai yếu tố ấy, cuộc sống của con người không còn giá trị gì nữa

+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch ảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

+ Tuy vậy, con người ta cũng không nên chỉ chăm lo tới đời sống tâm hồn mà bỏ qua những nhu cầu của thể xác. Bởi đó là những nhu cầu bản năng, đã tồn tại vốn dĩ bên trong chúng ta. Con người ta cần phải dung hòa hai điều ấy.

2. Nghệ thuật

+ Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, hợp lí, thỏa đáng.

+ Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, không chỉ giúp nhân vật bộc lộ bản chất, suy nghĩ của cá nhân mình mà còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.

+ Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao cao cả....

=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 9: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Trích – Lưu Quang Vũ)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay