Nội dung chính ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 9: Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ sách ngữ văn 8 kết nối tri thức. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

MIỀN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG CẦN CHUYỂN ĐỔI TỪ SỐNG CHUNG VỚI LŨ SANG CHÀO ĐÓN LŨ

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả: Lê Anh Tuấn

- Là chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới đồng bằng sông Mê Không vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu

- Xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách, ...

  1. Tác phẩm: trích tạp chí Kinh tế Sài Gòn online, ngày 06/02/2022

II. THÔNG TIN CHÍNH, BỐ CỤC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY THÔNG TIN

  1. Thông tin chính

- Những phần/câu văn trong văn bản giúp em nắm được thông tin chính của văn bản: “Cuối mùa lũ cũng là lúc vụ mùa thu hoạch cuối năm, lúc đó những đàn chim én tụ về, bay lượn kiếm ăn trên những cánh rừng, theo các hàng cây cối vườn tược xanh tươi ở vùng đất ngập nước và những khu đất trũng lung bàu”, đoạn cuối văn bản “Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ sông Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất…”,

-> Thông tin chính của văn bản: Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, lũ đem đến những nguồn lợi to lớn, vì vậy, chào đón lũ là một cách ứng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây

  1. Bố cục

- Phần 1: Đặt vấn đề (sa-pô và đoạn kế tiếp – đoạn chỉ gồm 1 câu)

- Phần 2: Thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề (tiếp … thời đoạn khó khăn )

- Phần 3: Kết luận (phần còn lại)

  1. Cách trình bày thông tin

Trong văn bản, thông tin được chủ yếu trình bày theo quan hệ nhân quả và mức độ quan trọng của đối tượng, ngoài ra còn kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh)

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT

  1. Đặt vấn đề

Phần sa-pô báo hiệu chủ đề và nội dung sẽ được triển khai trong văn bản đó là người dân vùng Cửu Long không thể sống thiếu lũ “Khi “lũ” không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lí mới nhận ra Đồng bằng sông Cửu Long không thể sống thiếu “lũ”, điều mà người dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa này với cái tên “mùa nước nổi”

  1. Thuyết minh, lí giải cụ thể về từng khía cạnh của vấn đề

- Có nhiều góc nhìn khác nhau đối với hiện tượng lũ ở châu thổ sông Cửu Long. Trong văn bản, tác giả đã nhìn hiện tượng lũ theo con mắt của:

+ Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng thuỷ văn bình thường và có lợi đối với con người

+ Theo những “vị lão nông tri điền”, “năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao …”

-> Hai góc nhìn này tuy xuất phát từ những chủ thể khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng. Rõ ràng, với sự phối hợp các góc nhìn như vậy, hiện tượng lũ ở châu thổ sông Cửu Long đã được đặt dưới cách tiếp cận đa chiều

- Khi nói đến lũ, người ta thường nghĩ tới những tác hại nổi bật của nó như: gây hại cho mùa màng, gây ô nhiễm môi trường, … Tuy nhiên trong văn bản, tác giả không nói đến tác hại của lũ. Điều này không gọi là một thiếu sót mà ngược lại, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế nếu ta nhìn vào nguồn lợi lớn mà lũ mang lại, bất chấp những tác hại nhỏ và tính đột xuất mà nó có thể gây nên trong những “trận lũ lớn lịch sử”

- Các số liệu đã được đưa vào sử dụng trong văn bản:

+ Quá trình trầm tích vùng châu thổ xảy ra liên tục hơn 5000 – 7000 năm…

+ Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn

+ Ngày nay, thỉnh thoảng khi đào nền nhà, đào kênh, đào móng công trình, người ta gặp những hòn đá tròn lằn, hình ô-van, có màu xanh trắng hoặc xanh đen như đá gra-nít, đường kính trung bình khoảng 10-15 xen-ti-mét hoặc đôi khi xấp xỉ 20 xen-ti-mét giống như các hòn đá tròn ngoài bãi biển, nhưng ở đây chìm sâu trong lớp đất nội đồng.

-> Các số liệu được đưa vào trong văn bản giúp cho văn bản tăng tính xác thực, giúp người đọc hình dung rõ nét hơn về vấn đề, nội dung chính mà văn bản đang đề cập đến

  1. Kết luận

- Cuối cùng, tác giả đã đưa đến một kết luận rằng mùa lũ không có gì đáng lo ngại cho vùng châu thổ sông Cửu Long mà ngược lại, nó còn đem đến rất nhiều lợi ích

- Đoạn văn lý giải nhan đề tại sao miền châu thổ sông Cửu Long lại cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.

IV. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, lũ đem đến những nguồn lợi to lớn, vì vậy, chào đón lũ là một cách ứng xử tự nhiên và khôn ngoan của con người sống nơi đây

  1. Nghệ thuật

- Văn bản thông tin trình bày logic, rõ ràng, rành mạch làm tăng hiệu quả diễn đạt thông tin của văn bản.

- Văn bản sử dụng các kênh chữ, kênh hình nhằm tăng tính thuyết phục, tăng sức hấp dẫn đối với người đọc

  1. Đặc trưng thể loại
  2. Bố cục

Bố cục rõ ràng, mạch lạc, có hệ thống nên người đọc có thể dễ dàng theo dõi, nắm bắt thông tin

  1. Cách trình bày thông tin

Trình bày theo trật tự quan hệ nguyên nhân – kết quả và kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ

  1. Ngôn ngữ

- Đơn giản, rõ ràng, ngắn gọn, đơn nghĩa

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Văn bản 1: Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay