Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA
VIẾT: VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH HAY DI TÍCH LỊCH SỬ
I. Tri thức về kiểu bài
1. Khái niệm
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử thuộc loại văn bản thông tin, được viết nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trên các phương diện: vị trí toạ lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,...; giá trị văn hoá, lịch sử; cách thức tham quan;...
2. Yêu cầu của kiểu bài
- Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng,...
- Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh,...) để minh hoạ và làm nổi bật thông tin.
3. Bố cục
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
* Thân bài: Lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Vị trí tọa lạc
- Lịch sử hình thành
- Kiến trúc, cảnh quan
- Giá trị văn hóa, lịch sử
* Kết bài
- Đánh giá khái quát danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm (có thể đưa ra lời mời tham quan)
II. Phân tích kiểu văn bản
1. Bố cục văn bản
- Mở bài: giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt.
- Thân bài: lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm như vị trí toạ lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, giá trị văn hoá, lịch sử của Lăng Lê Văn Duyệt.
- Kết bài: đánh giá khái quát về Lăng Lê Văn Duyệt, đưa ra lời mời gọi tham quan.
2. Cách trình bày thông tin trong bài viết
- Bài viết đã sử dụng các cách trình bày thông tin sau:
+ Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin giải thích về các tên gọi của Lăng, nhất là tên thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu).
+ Trình bày thông tin theo trật tự không gian kết hợp với theo các đối tượng phân loại.
- Tác dụng: giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các tên gọi của Lăng; hình dung rõ hơn về bố cục không gian của di tích và làm rõ đặc điểm kiến trúc của ba bộ phận quan trọng làm nên giá trị của khu di tích (nhà bia, phần mộ, khu miếu thờ).
3. Phương tiện phi ngôn ngữ
- Trong bài viết, người viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.
- Vai trò của phương tiện này (hình ảnh) trong bài viết: minh hoạ trực quan cho thông tin được trình bày trong VB (nội dung về phần mộ và khu miếu thờ).
- Ngoài ra, người viết còn sử dụng kết hợp một số dấu hiệu hình thức như in nghiêng, in đậm,... để làm nổi bật các thông tin quan trọng.
4. Yếu tố được thuyết minh trong quần thể di tích
- Người viết chọn thuyết minh chi tiết một số yếu tố sau trong quần thể di tích: đặc điểm kiến trúc và vị trí của hai ngôi mộ, nét đặc sắc về mặt kiến trúc làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp cổ kính của khu miếu thờ (như được chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo, màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng),... Từ đó, HS có thể rút ra một số lưu ý về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, chẳng hạn như:
+ Chọn kết hợp nhiều cách trình bày thông tin để đạt được mục đích viết.
+ Xác định điểm độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh để tìm kiếm thông tin có liên quan và thuyết minh về khía cạnh đó nhằm tạo điểm nhấn cho bài viết.
5. Yếu tố miêu tả, biểu cảm (nếu có) được sử dụng trong bài viết
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm (nếu có) được sử dụng trong bài viết: càng đi sâu vào trong, vẻ đẹp cổ kính của khu di tích càng hiện ra một cách rõ rệt; cả hai mộ được đặt song song, có hình dạng giống nhau, như hai con rùa đang nằm úp trên bệ lớn hình chữ nhật; chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo; hai màu sắc chủ đạo của khu vực này là đỏ và vàng; điều đáng quý là cho đến tận hôm nay, những nét cổ xưa ấy vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn;...
- Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy: giúp việc cung cấp thông tin trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, người đọc dễ hình dung hơn về đặc điểm kiến trúc và các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích, qua đó bộc lộ thái độ, sự đánh giá của người viết với khu di tích.
III. Thực hành viết đoạn văn
1. Chuẩn bị trước khi viết
- Lưu ý: Tìm các tư liệu về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trên Internet, tạp chí/ sách chuyên ngành, báo, phim tư liệu,... Trường hợp có những thông tin khác nhau hoặc trái chiều liên quan đến danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần tham khảo tư liệu gốc hoặc đối chiếu tư liệu từ các nguồn chính thống, đáng tin cậy nhằm lựa chọn thông tin chính xác.
2. Tìm ý, lập dàn ý
- Lưu ý: Cần chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ sử dụng trong bài viết như hình ảnh sơ đồ, bảng biểu….
3. Viết bài
- Lưu ý:
+ Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết.
+ Đặt nhan đề giới thiệu tên và đặc điểm nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử để hấp dẫn người đọc.
+ Trình bày hệ thống các đề mục để làm rõ được những thông tin nổi bật, đặc sắc về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
+ Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm,...
+ Kết hợp các cách trình bày thông tin như: theo trật tự không gian, trật tự thời gian, phân loại đối tượng, so sánh, đối chiếu,...
+ Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,...) để làm nổi bật, hệ thống những thông tin quan trọng.
4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm