Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Giáo án bài 10: Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA
TIẾT: VIẾT: VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH HAY DI TÍCH LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Biết viết VB bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
3. Phẩm chất
Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, chia sẻ về một địa danh mà em ấn tượng nhất trên đất nước Việt Nam.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân chia sẻ về một địa danh mà em ấn tượng nhất trên đất nước Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- 1 HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, tiếp tục giành quyền trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Đó có thể là một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử mà em đã ghé thăm, đã được nghe kể hoặc theo dõi qua phương tiện truyền thông…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về cách viết bài văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử để có thêm hiểu biết về kiểu bài văn thuyết minh này nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức về kiểu bài
a. Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm, yêu cầu, dàn ý đối với kiểu bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu về kiểu bài Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ 4 – 6 HS, đọc khung thông tin trong SGK, và thực hiện những yêu cầu sau: + Trình bày lại về khái niệm và những yêu cầu đối của kiểu bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. + Vẽ sơ đồ bố cục của kiểu bài. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | I. Tri thức về kiểu bài 1. Khái niệm - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử thuộc loại văn bản thông tin, được viết nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trên các phương diện: vị trí toạ lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,...; giá trị văn hoá, lịch sử; cách thức tham quan;... 2. Yêu cầu của kiểu bài - Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. - Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng,... - Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng. - Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh,...) để minh hoạ và làm nổi bật thông tin. 3. Bố cục - Sơ đồ đính kèm phía dưới. |
SƠ ĐỒ BỐ CỤC CỦA KIỂU BÀI |
Hoạt động 2: Phân tích kiểu văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết các yêu cầu về kiểu bài thông qua việc quan sát, đọc và phân tích VB tham khảo.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS về đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài thông qua việc phân tích VB tham khảo.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Phân tích kiểu văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 5 nhóm, đọc thầm VB tham khảo “Bài văn thuyết minh về Lăng Lê Văn Duyệt” trong SGK, chủ ý đến khung thông tin tương ứng. Sau đó, các nhóm lần lượt thực hiện những nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần. + Nhóm 2: Chỉ ra các cách trình bày thông tin trong bài viết và tác dụng của việc sử dụng kết hợp các cách trình bày ấy. + Nhóm 3: Người viết sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Em có nhận xét gì về vai trò của phương tiện này? + Nhóm 4: Người viết đã thuyết minh chi tiết về (những) yếu tố nào trong quần thể di tích? Từ đó, em rút ra lưu ý gì về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử? + Nhóm 5: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm (nếu có) được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS đọc bài và thực hiện yêu cầu. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả. - Các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | II. Phân tích kiểu văn bản 1. Bố cục văn bản - Mở bài: giới thiệu khái quát về di tích lịch sử Lăng Lê Văn Duyệt. - Thân bài: lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm như vị trí toạ lạc, lịch sử hình thành, đặc điểm kiến trúc, giá trị văn hoá, lịch sử của Lăng Lê Văn Duyệt. - Kết bài: đánh giá khái quát về Lăng Lê Văn Duyệt, đưa ra lời mời gọi tham quan. 2. Cách trình bày thông tin trong bài viết - Bài viết đã sử dụng các cách trình bày thông tin sau: + Trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả (thông tin giải thích về các tên gọi của Lăng, nhất là tên thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu). + Trình bày thông tin theo trật tự không gian kết hợp với theo các đối tượng phân loại. - Tác dụng: giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của các tên gọi của Lăng; hình dung rõ hơn về bố cục không gian của di tích và làm rõ đặc điểm kiến trúc của ba bộ phận quan trọng làm nên giá trị của khu di tích (nhà bia, phần mộ, khu miếu thờ). 3. Phương tiện phi ngôn ngữ - Trong bài viết, người viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh. - Vai trò của phương tiện này (hình ảnh) trong bài viết: minh hoạ trực quan cho thông tin được trình bày trong VB (nội dung về phần mộ và khu miếu thờ). - Ngoài ra, người viết còn sử dụng kết hợp một số dấu hiệu hình thức như in nghiêng, in đậm,... để làm nổi bật các thông tin quan trọng. 4. Yếu tố được thuyết minh trong quần thể di tích - Người viết chọn thuyết minh chi tiết một số yếu tố sau trong quần thể di tích: đặc điểm kiến trúc và vị trí của hai ngôi mộ, nét đặc sắc về mặt kiến trúc làm nên sức hấp dẫn và vẻ đẹp cổ kính của khu miếu thờ (như được chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo, màu sắc chủ đạo là đỏ và vàng),... Từ đó, HS có thể rút ra một số lưu ý về cách lựa chọn, trình bày thông tin đối với kiểu bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, chẳng hạn như: + Chọn kết hợp nhiều cách trình bày thông tin để đạt được mục đích viết. + Xác định điểm độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của di tích lịch sử hay danh lam thắng cảnh để tìm kiếm thông tin có liên quan và thuyết minh về khía cạnh đó nhằm tạo điểm nhấn cho bài viết. 5. Yếu tố miêu tả, biểu cảm (nếu có) được sử dụng trong bài viết - Các yếu tố miêu tả, biểu cảm (nếu có) được sử dụng trong bài viết: càng đi sâu vào trong, vẻ đẹp cổ kính của khu di tích càng hiện ra một cách rõ rệt; cả hai mộ được đặt song song, có hình dạng giống nhau, như hai con rùa đang nằm úp trên bệ lớn hình chữ nhật; chạm khắc gỗ, đá, khảm sành sứ tinh xảo; hai màu sắc chủ đạo của khu vực này là đỏ và vàng; điều đáng quý là cho đến tận hôm nay, những nét cổ xưa ấy vẫn còn được lưu giữ, bảo tồn;... - Tác dụng của việc sử dụng kết hợp các yếu tố ấy: giúp việc cung cấp thông tin trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, người đọc dễ hình dung hơn về đặc điểm kiến trúc và các giá trị văn hoá, lịch sử của di tích, qua đó bộc lộ thái độ, sự đánh giá của người viết với khu di tích. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH HAY DI TÍCH LỊCH SỬ
a. Mục tiêu: Nhận biết được cách viết một bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2