Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 3.1. VĂN BẢN VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC

- Chủ đề Những di tích lịch sử và danh thắng bao gồm các văn bản thông tin.

- Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ điểm, đọc mở rộng theo thể loại:

Tên văn bản

Thể loại

Vườn Quốc gia Cúc Phương

VB thông tin

Ngọ Môn

VB thông tin

Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận

VB thông tin

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

VB thông tin

II. TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Văn bản thông tin

VB thông tin khác với VB văn học hoặc VB nghị luận ở một số điểm sau:

+ Truyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

+ Tổng hợp thông tin đưa đến cho người đọc tri thức về một vấn đề nào đó trong cuộc sống ví dụ như: văn hóa, du lịch, chính trị,…

+ Thông tin được triển khai theo nhiều hình thức trong đó có sự kết hợp của phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Một số văn bản thông tin đã học:

+ Bạn đã biết gì về sóng thần?

+ Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng.

+ Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim.

+ Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?

+ Phòng tránh đuối nước.

- Lưu ý khi đọc VB thông tin: 

+ Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?

+ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?

+ Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?

+ Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?

+ Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về đối tượng được giới thiệu?

2. Đặc điểm VB giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử

Tóm tắt các đặc điểm văn bản giới thiệu danh lam thắng cảnh 

hoặc di tích lịch sử.

(Trình bày các nội dung tóm tắt ngắn gọn bằng từ/ cụm từ)

Mục đích viết

Cung cấp cho người đọc thông tin về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Cấu trúc

3 phần: 

+ Mở đầu: giới thiệu khái quát danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

+ Nội dung: trình bày thông tin về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

+ Kết thúc: nhận xét khái quát giá trị; bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

Đặc điểm hình thức

Sử dụng đề mục, từ ngữ chuyên ngành, từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm, hình ảnh minh họa, sơ đồ/ bản đồ…

Cách trình bày thông tin

- Theo trật tự thời gian.

- Theo cách phân loại đối tượng.

3. Cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

- Văn bản trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại thường tổ chức thông tin theo cấu trúc: 

+ (1) Giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; 

+ (2) Giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

- Ví dụ: Cách trình bày thông tin về thành phần của không khí trong SGK Lịch sử và Địa lí 6, bộ Chân trời sáng tạo, NXBGD Việt Nam 2020, tr.152.

Không khí không màu sắc và không mùi vị, bao gồm những thành phần chủ yếu sau:

- Khí nitơ chiếm 78% thể tích không khí.

- Khí oxy chiếm 21% thể tích không khí, là chất khí cần thiết cho sự cháy và hô hấp của động vật.

- Hơi nước chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mưa, mây,...

- Khí carbonic chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng….

III. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

- Cách đọc: HS có thể áp dụng những kĩ năng đọc sau:

+ Đọc quét: đọc kĩ một vài chỗ trong một đoạn/ phần VB để tìm lại những cụm từ, thông tin quan trọng.

+ Đọc lướt: đọc nhanh qua một số đoạn/ trang để nắm bắt thông tin chính của VB.

- Câu hỏi trong hộp chỉ dẫn:

Câu trả lời của tôi

Mục đích của văn bản: Giới thiệu khái quát một số thông tin cơ bản về vườn Quốc gia Cúc Phương như: ngày thành lập, giá trị và những lợi thế của vườn Quốc gia Cúc Phương.

Nội dung của đoạn “Ẩn… năm trước”: Trong rừng núi Cúc Phương, tồn tại nhiều hang động đẹp với những tên gọi rất gợi cảm. Đồng thời, trong một số hang động, các nhà khoa học còn tìm được nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị đối với lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á như rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò và những dụng cụ chứng minh con người đã từng sinh sống tại Cúc Phương từ 7000 - 12000 năm trước.

IV. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

1. Đặc điểm cấu trúc của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh được thể hiện trong văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương

Cấu trúc

Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương

Phần mở đầu

Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Cách Thủ đô Hà Nội 120km... Vẻ khoáng đạt, bao la của đại ngàn khiến con người như lạc đến một miền đất kì diệu, bỏ lại sau lưng cuộc sống đời thường ồn ã”

→ Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Phần nội dung

Giới thiệu có hệ thống những phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

Quần thể động, thực vật .... Đó là những nếp nhà sàn, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, điệu hò,... mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường.” 

→ Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau (quần thể động, thực vật; cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa) làm nên sức hấp dẫn, thú vị của rừng Cúc Phương đối với mọi người.

Phần kết thúc

Nhận xét khái quát về giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; có thể bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.

“Nếu đến Cúc Phương vào buổi chiều, du khách sẽ chứng kiến cảnh rừng núi lung linh huyền hoặc đến say lòng... Chắc hẳn, ai đã đến Cúc Phương một lần, khi chia xa vẫn còn lưu luyến, nhớ thương và hẹn mùa sau trở lại!”.

→ Nhận xét khái quát về giá trị của rừng Quốc gia Cúc Phương; qua đó bày tỏ tình cảm, thái độ của người viết dành cho khu rừng.

2. Đặc điểm hình thức của kiểu văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh được thể hiện trong văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương

Sơ đồ tư duy.

2. Cách trình bày thông tin trong văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương

a. Những thông tin cơ bản được trình bày trong văn bản 

- Những thông tin cơ bản của VB: VB đã giới thiệu những đặc điểm quan trọng của Vườn Quốc gia Cúc Phương khiến nơi đây trở thành điểm đến sinh thái nổi tiếng, hấp dẫn với những người ai say mê khám phá và du lịch:

+ Điểm độc đáo về quần thể động, thực vật.

+ Đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá.

=> Nhan đề Vườn Quốc gia Cúc Phương đã khái quát được nội dung của toàn VB vì tất cả các thông tin cơ bản của VB này đều tập trung hướng đến việc giới thiệu, làm rõ những đặc điểm của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

(GV bổ sung, mở rộng kiến thức: Vai trò của nhan đề trong VB thông tin thường là tóm tắt, khái quát nội dung chính của VB. Do vậy, khi đọc VB thông tin, cần chú ý nhan đề, từ nhan để có thể dự đoán về nội dung chính và những thông tin cơ bản của VB, trên cơ sở đó huy động hiểu biết nền, sử dụng một số kĩ thuật/ chiến thuật đọc phù hợp để tìm kiếm thông tin của VB.)

b. Cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Vườn Quốc gia Cúc Phương… bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo”

Phần văn bản: “Vườn Quốc gia Cúc Phương… bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo”

Cách trình bày thông tin

Phân loại đối tượng.

Dấu hiệu

+ Trước tiên, đoạn trích giới thiệu khái quát về đặc điểm quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương: “Vườn Quốc gia Cúc Phương có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng”.

+ Sau đó, phần còn lại đi vào giới thiệu chi tiết để làm rõ hai biểu hiện cụ thể của sự phong phú, đa dạng ấy ở Vườn Quốc gia Cúc Phương: về thực vật, về động vật.

Vai trò

- Cách trình bày thông tin này cung cấp rõ những biểu hiện, minh chứng cụ thể về sự đa dạng, phong phú của hai hệ thống cơ bản, quan trọng (thực vật, động vật) làm nên quần thể động thực vật của một khu rừng. 

- Điều đó làm cho thông tin cơ bản của phần VB (Quần thể động, thực vật) được thể hiện một cách đầy đủ, thuyết phục và góp phần thực hiện mục đích của VB (cung cấp thông tin về một đặc điểm cụ thể làm nên sức hấp dẫn của Vườn Quốc gia Cúc Phương).

c. Nhận xét về cách trình bày thông tin trong văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương”

Văn bản sử dụng phối hợp nhiều cách trình bày thông tin:

+ Trình bày thông tin theo quan hệ nhân quả: Phần mở đầu, người viết khẳng định Vườn Quốc gia Cúc Phương là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn với những ai say mê khám phá và du lịch vì có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá lịch sử. Tiếp theo, ở phần nội dung, người viết triển khai lí giải cụ thể về sức hấp dẫn, thú vị của rừng Cúc Phương bằng việc giới thiệu những giá trị của khu rừng như: đa dạng sinh học với quần thể động, thực vật phong phú, đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá. Từ đó, ở phần kết thúc, tác giả khẳng định vẻ đẹp lung linh, huyền hoặc đến say lòng của cảnh rừng núi Cúc Phương khiến Cúc Phương luôn là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách, níu giữ lòng người.

+ Trình bày thông tin theo cách phân loại đối tượng: trình bày sự phong phú, đa dạng về hệ thực vật và động vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương.

3. Yếu tố miêu tả và một số chi tiết trong văn bản Vườn Quốc gia Cúc Phương

a. Yếu tố miêu tả

Một số đoạn trích có yếu tố miêu tả

Nội dung chính

Yếu tố miêu tả

Vai trò của yếu tố miêu tả

Thiên nhiên ở Cúc Phương cũng thật kì thú ... trên đỉnh núi cao còn có loài cây gỗ kim giao rất quý hiếm.

Sự kì thú và đa dạng của thế giới thực vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.

- Đại diện là loài cây bàm bàm với đường kính gốc 0,5m chạy dài hàng cây số, vắt ngang giữa rừng, trông tựa như những chiếc võng trời.

- Hay sức sống mãnh liệt của các loài cây sống trên núi đá vôi được thể hiện qua hệ thống các bộ rễ khổng lồ đâm xuyên qua từng vách núi.

Đặc biệt, có cây chò khổng lồ (khoảng 20 người dang tay nắm nổi nhau mới vòng quanh hết gốc).

Giúp người đọc hình dung rõ hơn về cảnh tượng kì thú, phong phú của rừng Cúc Phương.

Góp phần thể hiện tình cảm của người viết (thích thú, kinh ngạc, sững sờ ...) đối với bức tranh thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ của Cúc Phương.

Cúc Phương còn là nơi cư trú của nhiều loài chim nhiệt đới... một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật…

Sự đa dạng, phong phú về động vật ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Mùa bướm nở, rừng già như trẻ lại, tưng bừng lấp lánh với những cánh bướm dập dìu. Bướm ở đây nhiều vô kể và rất nhiều chủng loại, dệt nên tấm thảm hoa đủ màu hay tạo thành một bức tranh thiên nhiên hoa lá, động vật kì ảo.

- Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức hấp dẫn, thú vị của thế giới động vật trong rừng Cúc Phương, đặc biệt là khung cảnh huyền ảo vào mùa bướm nở.

Góp phần thể hiện tình cảm của người viết (thích thú, ngỡ ngàng, yêu mến,...) đối với bức tranh thiên nhiên đa dạng, phong phú của Cúc Phương.

b. Chi tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn

- Loài voọc mông trắng vốn không còn tồn tại ở nơi nào khác trên thế giới, ngoài Vườn Quốc gia Cúc Phương. Điều này cho thấy môi trường sinh thái của Cúc Phương còn rất hoang sơ, cung cấp điều kiện sống và sinh trưởng an toàn, tốt nhất cho các loài động thực vật, đặc biệt với cả những loài tưởng chừng đã tuyệt chủng như voọc mông trắng.

- Khi giới thiệu về đặc điểm quần thể động, thực vật của Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả không chọn chi tiết khác mà lại đề cập chi tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng ở nơi này. Từ đó cho thấy chi tiết ấy là chi tiết quan trọng, đắt giá, góp phần làm rõ giá trị về quần thể động vật và môi trường sinh thái của khu rừng, cung cấp thông tin rất quan trọng về biểu tượng của Vườn Quốc gia Cúc Phương (phân biệt Cúc Phương với những vườn Quốc gia khác), đồng thời là minh chứng rõ ràng, thuyết phục cho việc khẳng định Cúc Phương xứng đáng là một khu vườn Quốc gia, điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn với những ai say mê khám phá và du lịch. 

(GV bổ sung kiến thức: Vai trò của một chi tiết quan trọng trong VB:

+ Xác định chi tiết quan trọng trong VB (thường đó sẽ là những chi tiết góp phần biểu đạt rõ nội dung chính/ thông tin cơ bản của VB).

+ Nhận xét, đánh giá về vai trò của các chi tiết ấy trong việc biểu đạt nội dung chính/ thông tin cơ bản của VB, góp phần thực hiện mục đích viết của VB.)

4. Tổng kết

a. Nội dung

Văn bản “Vườn Quốc gia Cúc Phương” đã cung cấp cho người đọc những thông tin về điểm độc đáo của quần thể động, thực vật cũng như những đặc sắc về cảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hoá khiến nơi đây trở thành điểm đến sinh thái nổi tiếng, hấp dẫn với những người ai say mê khám phá và du lịch.

b. Nghệ thuật

Trình bày rõ ràng, sử dụng các đề mục.

- Sử dụng yếu tố miêu tả hợp lý, giúp bài viết trở nên hấp dẫn, lôi cuốn.

- Sử dụng nhiều hình ảnh minh họa trực quan, sinh động.

- Vận dụng từ ngữ chuyên ngành đa dạng, hợp lý, giúp cũng cấp nhiều kiến thức bổ ích, lí thú.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 3: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay