Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: NHÂN VẬT LÍ TƯỞNG TRONG KẾT THÚC CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
1. Truyện cổ tích
- Truyện cổ tích được chia thành ba tiểu loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.
- Truyện cổ tích thần kì là những câu chuyện có yếu tố thần kì tham gia vào quá trình phát triển, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn của cốt truyện.
- Kiểu nhân vật phổ biến là người em út, người mang lốt xấu xí, người mồ côi, dũng sĩ, người có tài lạ,...
- Nội dung của truyện thường phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, ước mơ của nhân dân lao động về công bằng trong xã hội và về sự đổi đời. Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,... là những truyện cổ tích thần kì tiêu biểu.
2. Tác giả
- Bùi Mạnh Nhị (1955 – 2023): nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo, nhà văn, tác giả, đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học dân gian.
- Nguyễn Tấn Phát (1944): nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo, nhà văn, tác giả, đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học dân gian.
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
1. Kết thúc của truyện cổ tích thần kì
Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ của quần chúng nhân dân về một xã hội công bằng, ở đó những nhân vật lí tưởng sẽ được đổi đời, có một cuộc sống hạnh phúc, nhận được sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực cố gắng của họ, những kẻ thủ ác sẽ phải nhận sự trừng trị đích đáng, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác.
2. Kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí
- Đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài.
- Có thể theo tác giả bài viết, trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật đội lốt xấu xí đã vượt qua những thử thách bằng chính đạo đức và tài năng của mình để khôi phục sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong và bên ngoài đẹp đẽ. Chiến thắng của nhân vật đội lốt xấu xí trong các tình huống thử thách được tạo nên bởi đạo đức và tài năng vốn có của họ. Đạo đức và tài năng cũng chính là điều kiện để họ nhận được sự giúp đỡ thần kì của các lực lượng phù trợ nếu có.
3. Cách thể hiện khát vọng công lí trong văn bản “Thuý Kiều báo ân, báo oán”
Cách thể hiện khát vọng khát vọng công lí trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì:
- Có nhiều điểm tương đồng vì trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, Thuý Kiều đã thực hiện đúng theo quan điểm của quần chúng nhân dân về công lí chính nghĩa như: ân đền, oán trả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Những kẻ thủ ác cuối cùng cũng bị trừng phạt, những người sống lương thiện, làm việc tốt sẽ được ban thưởng, trả ơn. Nhân vật chính trong câu chuyện báo ân, báo oán ấy sau chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh cũng đã có khoảnh khắc bước lên vị trí cao nhất với tất cả sự cao quý, trang trọng.
- Sự khác biệt, hầu như không có, nếu có chăng thì có thể đó là cách thức thực hiện khát vọng. Trong truyện cổ tích thần kì, khát vọng công lí được thể hiện qua việc thưởng phạt dành cho các nhân vật, nhân vật lí tưởng thường nhận được phần thưởng lớn nhất, còn những kẻ gây ra tội ác thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt tương xứng. Tuy nhiên, có một số truyện, quyền trừng phạt hay ban thưởng lại không phải do nhân vật chính thực hiện mà đến từ các lực lượng thần kì phù trợ. Còn trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, nhân vật chính là Thuý Kiều đã nhận thức rất rõ về những khổ đau, áp bức, bất hạnh mà mình phải chịu đựng nên chính nàng khi được trao quyền đã thực thi công lí chính nghĩa.
2. TỔNG KẾT
a. Nội dung
Văn bản đã nêu những đặc điểm nổi bật của những nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện của tích thần kì Qua đó phản ánh ước mơ về một xã hội công bằng, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
b. Nghệ thuật
- Lập luận sắc bén, dẫn chứng, lí lẽ cụ thể, logic, giàu sức thuyết phục.