Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)
Giáo án bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát) sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: NHÂN VẬT LÍ TƯỞNG TRONG KẾT THÚC CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Vận dụng kĩ năng để đọc hiểu VB nghị luận.
Liên hệ, kết nối với VB Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và VB Thúy Kiều báo ân, báo oán để hiểu hơn về chủ đề Khát vọng công lí.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Vận dụng kĩ năng để đọc hiểu VB nghị luận.
Liên hệ, kết nối với VB Lục Vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga và VB Thúy Kiều áo ân, báo oán để hiểu hơn về chủ đề Khát vọng công lí.
3. Phẩm chất
Thấu hiểu và đồng cảm với khát vọng về công lí của con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm và tham gia trò chơi Nhanh như chớp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 2 nhóm và tham gia trò chơi Nhanh như chớp: Kể tên những nhân vật trong truyện cổ tích mà em biết.
- Hai nhóm sẽ có 3 phút để viết tên những nhân vật đó lên bảng, mỗi thành viên của nhóm chỉ được viết tên một nhân vật. Nhóm nào viết được nhiều nhất và chính xác nhất sẽ dành chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: cô Tấm, Tích Chu, ông bụt, bà tiên, Mai An Tiêm, phú ông, dì ghẻ, Cám, Bạch Tuyết, gương thần,…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Truyện cổ tích phản ánh trí tưởng tượng lạc quan của người bình dân, họ tin rằng mọi khó khăn đều có thể vượt qua và những người chăm chỉ, hiền lành, lương thiện sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, còn những kẻ gian ác, tham lam thì phải chấp nhận sự trừng phạt. Vì thế, khác với truyền thuyết, truyện cổ tích không xây dựng trên những sự kiện lịch sử. Nhân vật trong truyện cổ tích rất phong phú, đa dạng, có nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Nhân vật lí tường trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì để nhận biết được những đặc điểm chính của loại nhân vật này nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS trải nghiệm cùng văn bản. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản nghị luận. + Đọc thông tin phần chú giải trong SGK và cho biết những đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích thần kì. + Trình bày một vài thông tin về hai tác giả Bùi Mạnh Nhị và Nguyễn Tấn Phát. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
| I. Trải nghiệm cùng văn bản 1. Đọc - Cách đọc: diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp. 2. Truyện cổ tích - Truyện cổ tích được chia thành ba tiểu loại: cổ tích loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt. - Truyện cổ tích thần kì là những câu chuyện có yếu tố thần kì tham gia vào quá trình phát triển, giải quyết các xung đột, mâu thuẫn của cốt truyện (sự xuất hiện của Bụt, Tiên, sự biến hình của nhân vật hoặc sự tham gia của những vật chứa phép màu,...). - Kiểu nhân vật phổ biến là người em út, người mang lốt xấu xí, người mồ côi, dũng sĩ, người có tài lạ,... - Nội dung của truyện thường phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, ước mơ của nhân dân lao động về công bằng trong xã hội và về sự đổi đời. Tấm Cám, Thạch Sanh, Sọ Dừa,... là những truyện cổ tích thần kì tiêu biểu 3. Tác giả - Bùi Mạnh Nhị (1955 – 2023): nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo, nhà văn, tác giả, đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học dân gian. - Nguyễn Tấn Phát (1944): nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo, nhà văn, tác giả, đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu văn học dân gian. |
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: Đọc hiểu được văn bản nghị luận Nhân vật lí tường trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung của văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia lớp thành 3 nhóm, hoàn thành lần lượt các nhiệm vụ sau: + Nhóm 1: Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ gì của quần chúng nhân dân? (Những) ước mơ ấy thường được thể hiện như thế nào qua cách kết thúc của truyện cổ tích thần kì? + Nhóm 2: Bàn về kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí, tác giả bài viết cho rằng: Đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Chọn ví dụ từ một truyện cổ tích thần kì đã học để làm rõ quan điểm của em. + Nhóm 3: Cách thể hiện khát vọng công lí trong văn bản “Thuý Kiều báo ân, báo oán” có gì tương đồng và khác biệt so với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
| II. Suy ngẫm và phản hồi 1. Kết thúc của truyện cổ tích thần kì Theo tác giả bài viết, kết thúc của truyện cổ tích thần kì phản ánh ước mơ của quần chúng nhân dân về một xã hội công bằng, ở đó những nhân vật lí tưởng sẽ được đổi đời, có một cuộc sống hạnh phúc, nhận được sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực cố gắng của họ, những kẻ thủ ác sẽ phải nhận sự trừng trị đích đáng, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Những ước mơ ấy thường được thể hiện bằng những cách kết thúc sau của truyện cổ tích thần kì: nhân vật lí tưởng kết hôn, lên ngôi, sống hạnh phúc, cảnh vật/ cuộc sống xung quanh cũng thay đổi tươi sáng hơn, thay đổi từ hình dạng xấu xí thành hình dạng xinh đẹp, những kẻ nham hiểm/ tham lam/ tàn bạo sẽ không thể thoát chết,.... 2. Kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí - Nội dung ý kiến của tác giả bài viết khi bàn về kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí: Đạo đức, tài năng của kiểu nhân vật đội lốt người xấu xí là động lực giúp họ khôi phục sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong tốt đẹp với cái bên ngoài. - Có thể theo tác giả bài viết, trong truyện cổ tích thần kì, nhân vật đội lốt xấu xí đã vượt qua những thử thách bằng chính đạo đức và tài năng của mình để khôi phục sự tương ứng hài hoà giữa cái bên trong và bên ngoài đẹp đẽ. Chiến thắng của nhân vật đội lốt xấu xí trong các tình huống thử thách được tạo nên bởi đạo đức và tài năng vốn có của họ. Đạo đức và tài năng cũng chính là điều kiện để họ nhận được sự giúp đỡ thần kì của các lực lượng phù trợ nếu có. - Ví dụ: Người Việt đã xây dựng nhân vật cô gái cóc ở truyện Người lấy cóc, chàng trai dê trong truyện Lấy chồng dê và cô gái ếch trong truyện Người lấy ếch. Những nhân vật này vượt qua mọi thử thách và lấy được người vợ, người chồng đẹp cả về hình thức và tâm hồn, vợ chồng sống hạnh phúc bằng chính sức lao động và tài năng của mình. Từ đó nhân vật xấu xí trút bỏ vĩnh viễn cái lốt dị dạng phải mang trên mình từ trước tới nay để trở thành những người có nhan sắc tuyệt đẹp và một tương lai tươi sáng. 3. Cách thể hiện khát vọng công lí trong văn bản “Thuý Kiều báo ân, báo oán” Cách thể hiện khát vọng khát vọng công lí trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán với cách thể hiện khát vọng này trong truyện cổ tích thần kì: - Có nhiều điểm tương đồng vì trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, Thuý Kiều đã thực hiện đúng theo quan điểm của quần chúng nhân dân về công lí chính nghĩa như: ân đền, oán trả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Những kẻ thủ ác cuối cùng cũng bị trừng phạt, những người sống lương thiện, làm việc tốt sẽ được ban thưởng, trả ơn. Nhân vật chính trong câu chuyện báo ân, báo oán ấy sau chuỗi ngày đau khổ, bất hạnh cũng đã có khoảnh khắc bước lên vị trí cao nhất với tất cả sự cao quý, trang trọng. - Sự khác biệt, hầu như không có, nếu có chăng thì có thể đó là cách thức thực hiện khát vọng. Trong truyện cổ tích thần kì, khát vọng công lí được thể hiện qua việc thưởng phạt dành cho các nhân vật, nhân vật lí tưởng thường nhận được phần thưởng lớn nhất, còn những kẻ gây ra tội ác thì chắc chắn sẽ bị trừng phạt tương xứng. Tuy nhiên, có một số truyện, quyền trừng phạt hay ban thưởng lại không phải do nhân vật chính thực hiện mà đến từ các lực lượng thần kì phù trợ. Còn trong VB Thuý Kiều báo ân, báo oán, nhân vật chính là Thuý Kiều đã nhận thức rất rõ về những khổ đau, áp bức, bất hạnh mà mình phải chịu đựng nên chính nàng khi được trao quyền đã thực thi công lí chính nghĩa. ………….. |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2