Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. NHẮC LẠI TRI THỨC VỀ KIỂU BÀI
1. Khái niệm
- Phân tích một tác phẩm văn học (nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó) thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.
2. Yêu cầu của kiểu bài
II. PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN
1. Câu văn thể hiện luận điểm của bài viết
- Về hình thức nghệ thuật, nét độc đáo đầu tiên làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích chính là nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- Hình thức nghệ thuật của đoạn trích còn hấp dẫn người đọc ở sự kết hợp tài tình giữa yếu tố tự sự và trữ tình.
- Bên cạnh đó, đoạn trích còn thể hiện chủ đề tiêu biểu cho giá trị nội dung của Truyện Kiều: bức tranh hiện thực của một xã hội tha hóa vì đồng tiền và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.
2. Những nét đặc sắc nào về nghệ thuật của đoạn trích
Bài viết đã phân tích những nét đặc sắc sau về nghệ thuật của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều: nghệ thuật miêu tả nhân vật, sự kết hợp tài tình yếu tố tự sự và trữ tình.
3. Nội dung chủ đề của đoạn trích
- Nội dung chủ đề của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được phân tích qua những phương diện như: các sự việc chính được kể, chân dung các nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ kể chuyện.
- Một số lưu ý khi phân tích chủ đề của một truyện thơ như:
+ Chú ý xác định chủ đề chính của truyện thơ.
+ Chủ đề ấy có thể được biểu hiện qua những phương diện hình thức mang đặc trưng của thể loại truyện thơ, chẳng hạn như cốt truyện, tính chất các sự việc được kể, cách xây dựng nhân vật của truyện thơ, lời của người kể chuyện và lời nhân vật (gồm đối thoại, độc thoại),...
4. Kiểu đoạn văn trong đoạn trích
- Các đoạn văn trong bài viết thường được viết theo kiểu diễn dịch. Tác dụng của cách viết ấy:
+ Về phía người đọc: giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận nội dung chính của đoạn.
+ Về phía người viết: giúp người viết triển khai các câu còn lại hướng đến làm rõ câu chủ đề và kiểm soát được mối quan hệ giữa câu chủ đề của các đoạn với luận đề của bài viết; nhờ đó tránh được việc lạc đề; lan man, xa đề,...
5. Các phương tiện và phép liên kết được sử dụng trong bài viết
- Phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng…
- Tác dụng: tạo sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc cho bài viết.
6. Lưu ý khi phân tích đoạn trích của một truyện thơ
- Chú ý tìm hiểu vị trí của đoạn trích trong toàn bộ VB.
- Tìm hiểu về truyện thơ chứa đoạn trích.
- Phân tích được chủ đề đoạn trích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
III. THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN
1. Chuẩn bị trước khi viết
- Có 2 nhóm tư liệu em cần thu thập:
+ Những ghi chép của bản thân khi đọc tác phẩm (giấy ghi chú, nhật kí đọc, sản phẩm sáng tạo,...). Nhóm tư liệu này giúp em khơi những ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về tác phẩm, khơi gợi cảm hứng viết, xác định được luận điểm cần triển khai.
+ Những bài phê bình, phỏng vấn, tư liệu báo chí,... liên quan đến tác phẩm. Nhóm tư liệu này giúp em hiểu sâu hơn về tác phẩm cần viết, nắm bắt được các ý kiến khác nhau về tác phẩm.
2. Tìm ý, lập dàn ý
- Lưu ý: Khi triển khai lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm, cần tránh sự trùng lặp về ý giữa các luận điểm. Một số bằng chứng có thể dùng để làm sáng tỏ cho nhiều luận điểm, nhưng với mỗi luận điểm, cách triển khai lí lẽ để phân tích, lí giải cần khác nhau.
3. Viết bài
+ Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Tách đoạn hợp lí và sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Sử dụng một số cách viết để mở bài và kết bài hấp dẫn như: trích những đoạn thơ cùng chủ đề với tác phẩm cần phân tích, trích dẫn danh ngôn, nhận định về tác giả, tác phẩm,...
+ Trong một số trường hợp, em có thể trao đổi với các ý kiến trái chiều về tác phẩm để làm cho nội dung bài viết thêm phong phú.
4. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 5: Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học