Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 6: Thực hành tiếng Việt

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 6: Thực hành tiếng Việt sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 6: NHỮNG VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỰA CHỌN CÂU ĐƠN – CÂU GHÉP; CÁC KIỂU CÂU GHÉP VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP

I. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn

1. Lựa chọn câu đơn – câu ghép

Chúng ta thường chọn câu đơn (câu có một cụm chủ ngữ – vị ngữ nòng cốt) để biểu thị một phán đoán đơn và lựa chọn câu ghép (câu có hai cụm chủ ngữ - vị ngữ nòng cốt trở lên) để biểu thị một phán đoán phức hợp, thể hiện một quá trình tư duy và thông báo có tính chất phức hợp.

2. Lựa chọn các kiểu câu ghép và phương tiện nối các vế câu

*Dựa vào quan hệ giữa các vế

a. Câu ghép đẳng lập 

- Là câu ghép do các vế câu có quan hệ bình đẳng với nhau tạo thành.

- Về nghĩa, giữa các vế câu này có thể có những quan hệ như sau:

+ Liệt kê, ví dụ: “Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.” (Ngô Tất Tố).

+ Tiếp nối, ví dụ: “Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.” (Tô Hoài).

+ Đối chiếu, ví dụ: “Ông nói gà, bà nói vịt.” (Tục ngữ).

+ Lựa chọn, ví dụ: “Mình đọc hay tôi đọc?” (Nam Cao);...

b. Câu ghép chính phụ

- Là câu ghép do các vế câu có quan hệ phụ thuộc với nhau tạo thành. 

- Về nghĩa, giữa các vế câu này có thể có những quan hệ như sau: 

+ Nguyên nhân – kết quả, ví dụ: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.” (Tô Hoài).

+ Điều kiện/ giả thiết – kết quả, ví dụ: “Nếu anh cho phép thì ta cứ - đọc.” (Nam Cao).

+ Nhượng bộ - tương phản, ví dụ: “Dù cuộc sống có nhiều vất vả, Lê cũng có một cái gia đình.” (Nguyễn Minh Châu).

+ Mục đích – sự kiện, ví dụ: “Để trường lớp luôn sạch đẹp, chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung”.

*Dựa vào phương tiện nối các vế

c. Câu ghép có từ ngữ liên kết

- Ngoài các kết từ (và, rồi, hay, còn,...), các cặp kết từ (vì ... nên, nếu ... thì, tuy ... nhưng,...), từ ngữ liên kết còn có thể là các cặp từ ngữ hô ứng như càng ... càng, vừa... vừa, mới ... đã, bao nhiêu ... bấy nhiêu, nào ... ấy,...

d. Câu ghép không có từ ngữ liên kết

Ví dụ: Cô giáo giảng bài, học sinh chăm chú lắng nghe.

II. Luyện tập

Bài tập 1 (SGK trang 15)

Câu văn

Kiểu câu

Tác dụng

(1) Đặc trưng của toàn cầu hoá (CN)/ là sự đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc trong bản hoà ca của nhân loại (VN).Câu đơnCâu (1), (2) và (3) biểu thị một phán đoán đơn giản nên người viết lựa chọn câu đơn là phù hợp.
(2) Ở đó (trạng ngữ), người ta (CN)/ chia sẻ giá trị của mình vào cái chung, tạo nên một bức tranh lớn đa sắc màu nhưng vẫn nhất quán và đầy tính nhân bản (VN).Câu đơn
(3) Nhiều ý kiến (CN)/ cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hoá giao thoa sẽ dần hoà lẫn với nhau, mỗi người đều giống hệt nhau và mất đi đặc trưng của dân tộc mình (VN).Câu đơn
(4) Điều đó (CN1)/ là không đúng (VN1), bởi mỗi công dân, mỗi dân tộc (CN2)/ là một mảnh ghép vừa vặn trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình một sắc màu đặc trưng của dân tộc (VN2).Câu ghépCâu (4) biểu đạt một thông báo có tính chất phức hợp: vừa chỉ ra ý kiến nêu ở câu (3) là không đúng vừa giải thích lí do nên người viết sử dụng câu ghép là phù hợp.

Bài tập 2 (SGK trang 15)

a. Nhận xét về cấu trúc của các câu được in đậm trong đoạn trích: các câu được in đậm trong đoạn trích đều là câu đơn, có cấu trúc tương đồng.

Hương quả (CN) / sang thu (VN).

Ngọn gió (CN) / sang thu (VN).

b. Tác giả lựa chọn cấu trúc câu như vậy nhằm nhấn mạnh cả đất trời, tạo vật đều đang “sang thu”; tác động mạnh vào tình cảm, cảm xúc của người đọc, gây nên một không khí “sang thu”; tạo sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung và hình thức cho đoạn trích.

Bài tập 3 (SGK trang 15-16)

Câu ghépLoại câu ghépPhương tiện liên kết và tác dụng
a. Ngọn lửa mùa hè mang bao căm phẫn chính đáng của người da đen sẽ không bao giờ tắt nguội nếu như làn gió mùa thu của tự do và công bằng không thổi tới.Câu ghép chính – phụ

- Phương tiện nối hai vế câu là kết từ “nếu như”. 

- Tác dụng: biểu thị quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả. Trong câu này, vế câu biểu - thị kết quả đứng trước vế câu biểu thị điều kiện/ giả thiết.

b. Nhưng dù cho tai hoạ có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.Câu ghép chính – phụ

- Phương tiện nối hai vế câu là cặp kết từ “dù cho thì ...”.

- Tác dụng: biểu thị quan hệ điều kiện/giả thiết – kết quả.

c. Cái lò gạch ở cuối cánh đồng đang phun lửa sáng rực và ánh đèn ô tô ngoài đường cái quét lên nền trời những luồng ánh sáng xanh biếc.

Câu ghép 

đẳng lập

- Phương tiện nối hai vế câu là kết từ “và”. 

- Tác dụng: biểu thị quan hệ liệt kê.

d. Bước chân của anh đặt nhẹ trên đường, tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất.

Câu ghép 

đẳng lập

- Phương tiện nối hai vế câu là dấu phẩy (,). 

- Tác dụng: biểu thị quan hệ tiếp nối. Sự việc đầu tiên là “bước chân của anh đặt nhẹ trên đường”, sự việc tiếp theo là “tôi cảm thấy không phải anh đang đi mà là anh lướt trên mặt đất”.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Thực hành tiếng Việt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay