Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 7: Viết một truyện kể sáng tạo

Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 7: Viết một truyện kể sáng tạo sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 7: HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ SỰ THẬT

VIẾT: VIẾT MỘT TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO

I. Tri thức về kiểu bài

1. Khái niệm

Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết dùng trải nghiệm cuộc sống và trí tưởng tượng để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và thể hiện cảm xúc của người viết.

2. Yêu cầu của kiểu bài

- Về nội dung: đề tài gần gũi; nội dung câu chuyện gắn với một/ một vài nhân vật trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định; truyền tải thông điệp nào đó tới người đọc.

- Về hình thức: xây dựng cốt truyện gồm các sự việc chính, chi tiết tiêu biểu; kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm.

3. Bố cục

- Mở đầu truyện: giới thiệu thời gian, không gian, các nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

- Diễn biến truyện: chọn ngôi kể phù hợp (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba); lần lượt kể lại các sự kiện từ mở đầu đến kết thúc xoay quanh nhân vật chính; sử dụng các chi tiết tiêu biểu; xây dựng đối thoại giữa các nhân vật; kết hợp miêu tả và biểu cảm;...

- Kết thúc truyện: có thể nêu cách giải quyết vấn đề được đề cập trong truyện phù hợp với diễn biến câu chuyện, gợi mở hoặc thể hiện những suy ngẫm từ/ về câu chuyện.

II. Phân tích kiểu bài văn

Câu hỏi

Câu trả lời

1. Xác định ngôi kể, người kể trong văn bản trên.

Ngôi kể: ngôi kể thứ nhất (“tôi”). Người kể là một trong những đứa con của chủ nhà, kể lại câu chuyện xảy ra vào thời thơ ấu của mình.

2. Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách nào?

Tác giả đã mở đầu câu chuyện bằng cách nhắc lại kỉ niệm thuở nhỏ khi trở về thăm ngôi nhà xưa, nhìn lại chiếc ghế tựa cũ kĩ và nhớ lại về nhát đinh của bác thợ sửa ghế.

3. Tình huống làm nảy sinh câu chuyện là tình huống gì?

Mấy anh em nô đùa làm bong mặt ghế nên người cha phải nhờ bác thợ đến sửa chữa lại là tình huống làm nảy sinh câu chuyện.

4. Tìm các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được liên kết với nhau như thế nào? Chi tiết nào khiến cho diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ, thú vị?

- Các chi tiết tiêu biểu gắn với các sự kiện trong câu chuyện:

+ Sự kiện 1: bác thợ đến sửa chữa chiếc ghế hỏng. 

=> Chi tiết: bác thợ xoa xoa tay trên mặt ghế vừa được thay lại như để từ biệt đứa con của mình rồi chào cả cha tôi lẫn chúng tôi ra về.

+ Sự kiện 2: bác thợ quay lại vì một chiếc đinh chưa đóng hết. 

=> Chi tiết: bác thợ mở hòm đồ nghề và gõ “chát” vào nhát đinh chưa đóng hết. Các sự kiện – chi tiết liên kết với nhau theo mạch thời gian.

- Chi tiết bác thợ dù đã đi được một “quãng xa" trong đêm mưa gió vẫn quay lại chỉ vì một chiếc đinh chưa đóng hết làm câu chuyện trở nên thú vị, bất ngờ, thể hiện tính cách tận tuỵ, tinh thần trách nhiệm trong công việc của bác thợ.

5. Đoạn đối thoại giữa cha tôi và bác thợ có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của hai nhân vật này? Nhân vật cha tôi đã có cách giải quyết thế nào đối với sự kiện thứ hai?

- Đoạn đối thoại giữa hai nhân vật cha tôi và bác thợ có tác dụng:

+ Thể hiện sự quan tâm của cha tôi dành cho bác thợ (“Bác quên gì đấy ạ?”).

+ Thể hiện đức tính khiêm tốn, tận tuỵ, trách nhiệm của bác thợ khi giải thích lí do quay lại chỉ vì một cái đinh chưa đóng hết (“Để vậy, có người sẽ rách quần áo”).

- Đối với sự kiện thứ 2 (bác thợ quay lại chỉ để đóng cho hết chiếc đinh vào ghế), nhân vật người cha đã có cách ứng xử phù hợp, trân trọng với hành động đẹp của bác thợ (cảm động trước tấm lòng tận tuỵ của bác thợ, biếu thêm tiền cho bác).

6. Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm trong truyện.

Tác dụng của việc kết hợp giữa tự sự và miêu tả, biểu cảm trong câu chuyện:

+ Làm tăng tính sinh động, hấp dẫn của câu chuyện.

+ Giúp thể hiện rõ nét tính cách, nội tâm, cảm xúc của nhân vật.

7. Em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo?

- Chọn ngôi kể, người kể chuyện phù hợp với bối cảnh, nội dung truyện.

- Xây dựng tình huống, sự kiện mở đầu để khơi gọi, gây tò mò, thu hút được sự chú ý của người đọc.

- Xây dựng các sự kiện, chi tiết có sự kết nối, sắp xếp theo trình tự hợp lí, mỗi sự kiện cần có các chi tiết tiêu biểu, tạo điểm nhấn.

- Kết hợp tự sự (kể) với miêu tả, biểu cảm.

- Sử dụng đối thoại, độc thoại nội tâm để thể hiện sinh thoại nội tâm để thể hiện sinh động, tự nhiên nét tính.

- Kết thúc truyện cần để lại suy ngẫm, ý nghĩa cho người đọc về thông điệp của truyện.

III. Thực hành viết 

1. Chuẩn bị trước khi viết

- Gợi mở:

+ Tìm đọc các câu chuyện, bộ phim hay, những bài chia sẻ kinh nghiệm viết truyện của các nhà văn, học cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, cách kể chuyện,...

+ Ghi chép thông tin trong quá trình đọc bằng sơ đồ, hồ sơ nhật kí đọc,...

2. Tìm ý, lập dàn ý

TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM

1. Đề tài:…………………………………………………………………………..

2. Ngôi kể:………………… Lí do chọn ngôi kể này: ……………………………

3. Bối cảnh:

- Không gian:……………………………………………………………………...

- Thời gian:………………………………………………………………………..

4. Tình huống, hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện:………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

5. Hệ thống nhân vật:

Nhân vật

Vai trò

Ngoại hình

Tính cách

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

………………………………………………………

6. Diễn biến câu chuyện:

- Sự kiện 1:………………………………………………………………………..

- Sự kiện 2:………………………………………………………………………..

- Sự kiện 3:………………………………………………………………………..

-……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

7. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm nên được kết hợp như thế nào trong quá trình kể?

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

8. Cách giải quyết vấn đề đã đặt ra?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

9. Người kể chuyện và/ hoặc các nhân vật có thái độ, cảm xúc thế nào với nhân vật chính, sự kiện, câu chuyện được kể?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

10. Thái độ, cảm xúc đó nên được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp thông qua chi tiết hoặc kết hợp cả hai?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tên truyện: ………………………………………………………………………

3. Viết bài

Lưu ý: 

+ Dùng ngôi kể thứ nhất hoặc ngôi thứ ba tuỳ thuộc vào mục đích kể chuyện.

+ Đảm bảo cấu trúc của một truyện kể: có mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện.

+ Kết hợp giữa miêu tả (không gian, đồ vật, ngoại hình, trang phục, hành động, cử chỉ, cảm xúc, thái độ của nhân vật,...) và biểu cảm (thể hiện cảm xúc của người kể đối với nhân vật, sự kiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp).

+ Kết hợp lời người kể chuyện và lời nhân vật, lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật.

+ Sử dụng các từ ngữ giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ, đa dạng hoá các kiểu câu văn (câu rút gọn, câu đặc biệt).

4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 7: Viết một truyện kể sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay