Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 8: Ôn tập
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Ôn tập sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 8: NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM
ÔN TẬP
I. Ôn tập văn bản đọc
1. Các đặc điểm của thơ song thất lục bát
a. Khái niệm
- Thơ song thất lục bát là thể thơ gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu – tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
b. Cách hiệp vần
- Tiếng cuối của dòng thất đầu tiên hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất tiếp theo (vần trắc).
- Tiếng cuối của dòng thất tiếp theo hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục (vần bằng).
- Tiếng cuối của dòng lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát (vần bằng).
- Tiếng cuối của dòng bát hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất kế đó (vần bằng) và cứ thế tiếp tục.
- Tham khảo bảng thanh điệu (phụ lục).
c. Cách ngắt nhịp
- Hai dòng thất được ngắt nhịp lẻ, thường là 3/4.
- Dòng lục và dòng bát ngắt nhịp linh hoạt hơn (dòng lục thường ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát thường ngắt nhịp 2/2/2/2).
2. Các văn bản đọc
Văn bản | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Mạch cảm xúc | Cảm hứng chủ đạo | Chủ đề |
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ | + ... ngày về ước nẻo quyên ca + ... ngày về chỉ độ đào bông + ... Lũng Tây nham ấy + …Hán Dương cầu nọ | + Nỗi thất vọng của người chinh phụ vì sự sai hẹn của người chồng từ buổi ra đi (sai hẹn cả thời gian gặp gỡ và địa điểm gặp gỡ). + Nỗi nhớ thương, mong ngóng xen lẫn trách hờn của người chinh phụ dành cho chồng. | Thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với tình cảnh vò võ, cô đơn của người chinh phụ trẻ khi chồng phải chinh chiến nơi biên ải xa, qua đó, lên tiếng phê phán chiến tranh. | Nỗi nhớ thương của người chinh phụ đối với người chồng đi chinh chiến nơi ải xa. |
Hai chữ nước nhà | giang san gánh vác, cậy, ngọn cờ độc lập máu đào còn giây, ra tay buồm lái, xoay với cuồng phong, nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn ghi,… | + Nỗi đau xót, khắc khoải của người cha khi bị giặc bắt đưa sang Trung Quốc, không thể làm gì được, đành nhờ con thay mình làm tròn bổn phận với nước nhà. + Niềm tự hào của người cha khi nhắc con về những chiến công hào hùng đánh giặc, giữ nước trong lịch sử và bổn phận giữ gìn giang sơn của mỗi thế hệ. + Cảm xúc tha thiết, mãnh liệt khi nhấn mạnh trách nhiệm của con là trang nam nhi đầu đội trời chân đạp đất, phải sống sao cho không hổ thẹn với lịch sử, với tổ tiên, với đấng sinh thành. | Ca ngợi tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc và thể hiện sự đồng tình với quan niệm của người cha về bổn phận của kẻ làm trai đối với vận mệnh “nước nhà”. | Lòng yêu nước và niềm đau đáu với vận mệnh dân tộc của người cha. |
Tì bà hành | + Tiếng đàn được tả văng vẳng từ xa: “Đàn ai nghe văng ven sông” và im bặt khi có người hỏi thăm: “Dừng dây tơ nấn ná làm thinh”. +… | + Nỗi buồn man mác trong khung cảnh đêm khuya trên bến Tầm Dương văng vẳng tiếng đàn. + Cảm xúc trào dâng theo tiếng đàn nhiều cung bậc như chính cuộc đời ba chìm bảy nổi của người ca nữ. + Cảm xúc lắng đọng của những người đồng điệu, tri âm. | Cảm hứng về sự đồng điệu giữa những cảm xúc đẹp đẽ và sâu lắng giữa người chơi đoàn và người nghe đàn. | Sự đồng cảm với nỗi niềm và thân phận người ca nữ. |
Nhận xét về vần và nhịp của đoạn trích sau:
Ngập ngừng/ lá rụng cành trâm (B).
Buổi hôm nghe dậy/ tiếng cầm (B) xôn xao.
Hẹn nơi nao,/ Hán Dương cầu nọ (T),
Chiều lại tìm,/ nào có tiêu hao (B).
Ngập ngừng/ gió thổi áo bào (B),
Bãi hôm tuôn dẫy/ nước trào (B) mênh mông (B).
Tin thường lại/ người không (B) thấy lại (T),
Hoa dương tàn/ đã trải (T) rêu xanh (B).
Rêu xanh/ mấy lớp chung quanh (B),
Chân đi một bước,/ trăm tình (B) ngẩn ngơ.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)
Nhận xét: Nhận xét về vần, nhịp của đoạn trích: tuân thủ quy tắc về vần, nhịp của thể thơ song thất lục bát.
II. Ôn tập kiến thức tiếng Việt
- Thần đồng, đồng tâm hiệp lực:
+ Yếu tố “đồng" trong "thần đồng” có nghĩa “đứa trẻ”, “thần đồng” chỉ đứa trẻ có khả năng vượt trội ở một lĩnh vực nào đó.
+ Yếu tố “đồng” trong “đồng tâm hiệp lực” có nghĩa “cùng, cùng nhau”, “đồng tâm hiệp lực” có nghĩa là “chung lòng góp sức lại với nhau để làm những việc lớn, đạt đến mục đích chung”.
- Đồng minh hội, tường minh:
+ Yếu tố "minh" trong "đồng minh hội” có nghĩa “thề, có quan hệ tín ước”, “đồng minh hội” dùng để chỉ “một tổ chức với các thành viên đã cùng thể, cùng giao ước / thoả thuận/ cam kết với nhau”.
+ Yếu tố “minh” trong "tường minh” có nghĩa “làm cho rõ” nên “tường minh” có nghĩa là “(diễn đạt) trực tiếp, rõ ràng”.
III. Ôn tập kiến thức phần viết
Khi viết bài văn nghị luận phân tích một tích một VB thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó, cần chú ý phân tích chủ đề và các khía cạnh nội dung chủ đề; phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của VB thơ và đánh giá hiệu quả thẩm mĩ của chúng trong việc thể hiện nội dung chủ đề của VB.
IV. Ôn tập kĩ năng thảo luận về một vấn đề trong đời sống
- Chọn vấn đề thảo luận có tính thời sự, được nhiều người quan tâm đến.
- Đề xuất được những giải pháp hiệu quả, thiết thực.
- …
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Ôn tập