Nội dung chính Ngữ văn 9 chân trời Bài 8: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 8: Thảo luận về một vấn đề trong đời sống sách Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo
BÀI 8: NHỮNG CUNG BẬC TÌNH CẢM
NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. Tìm hiểu cách thức thảo luận về một vấn đề trong đời sống
Bước 1:
- Thành lập nhóm
- Xác định đề tài
- Thống nhất đề tài, mục tiêu, thời gian thảo luận
- Chuẩn bị nội dung thảo luận
Bước 2:
- Thảo luận trong nhóm nhỏ
- Thảo luận giữa các nhóm
Bước 3: Suy ngẫm, rút kinh nghiệm
II. Chuẩn bị
- Một số đề tài gợi ý:
+ Những điều cần làm để góp phần làm cho nơi ta sống trở nên đẹp hơn.
+ Cách thể hiện tình cảm với người thân.
+ Cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt.
+…
- Lưu ý:
+ Đề tài được chọn cần có tính thực tế, nằm trong sự quan tâm của nhiều người.
+ Mục tiêu thảo luận cần cụ thể, rõ ràng, khả thi.
- Phiếu chuẩn bị thảo luận nhóm.
III. Thảo luận
* Lưu ý:
- Sử dụng một trong những phương tiện phi ngôn ngữ sau để bài thảo thêm hấp dẫn:
+ Sử dụng hình ảnh: trình chiếu tranh, ảnh liên quan đến các hiện tượng trong đời sống hoặc tóm tắt nội dung vấn đề trong một sơ đồ tư duy, infographic,…
+ Sử dụng âm thanh, dùng nhạc nền hoặc video clip minh họa cho bài nói.
+ Sử dụng đồ vật, mô hình: cầm một đồ vật hoặc mô hình liên quan đến vấn đề đời sống trong khi trình bày.
- Để tăng hiệu quả tương tác với người nghe, có thể:
+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung nói.
+ Tự tin nhìn vào người nghe, thể hiện thái độ thân thiện.
+ Có thể đưa ra một số câu hỏi mà dự kiến người nghe sẽ quan tâm trong quá trình nói.
- Cần sử dụng những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người nghe. Cần lắng nghe các ý kiến phản bác với thái độ thân thiện, hòa nhã và cố gắng diễn giải rõ ràng, mạch lạc ý kiến của mình.
IV. Suy ngẫm và rút kinh nghiệm
- Một số câu hỏi gợi ý để trao đổi, rút kinh nghiệm về bài thảo luận:
+ Vấn đề nêu lên để thảo luận có ý nghĩa thế nào với bản thân em (người tham gia thảo luận và các bạn cùng lứa tuổi)?
+ Các ý kiến thảo luận đã làm rõ những khía cạnh nào của vấn đề? Những khía cạnh nào cần tiếp tục suy nghĩ? Các ý kiến thảo luận (cả về nội dung và cách trình bày) đã đáp ứng yêu cầu chưa?
+ Cách sử dụng kết hợp ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,...) và các phương tiện hỗ trợ; cách tổ chức, điều hành buổi thảo luận đã phù hợp chưa?
=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Nói và nghe Thảo luận về một vấn đề trong đời sống