Nội dung chính Toán 11 chân trời Chương 3 Bài 3: Hàm số liên tục

Hệ thống kiến thức trọng tâm Chương 3 Bài 3: Hàm số liên tục sách Toán 11 chân trời sáng tạo. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

CHƯƠNG III: GIỚI HẠN. HÀM SỐ LIÊN TỤC
BÀI 3: HÀM SỐ LIÊN TỤC


1. HÀM SỐ LIÊN TỤC TẠI MỘT ĐIỂM
HĐKP 1
lim┬(x→1^- )⁡f(x) =lim┬(x→1^- ) 1=1;
lim┬(x→1^+ ) f(x)=lim┬(x→1^+ ) (1+x)=2.
Suy ra không tồn tại giới hạnlim┬(x→1)⁡f(x).
lim┬(x→2^- )⁡f(x) =lim┬(x→2^- ) (1+x)=3;
lim┬(x→2^+ ) f(x)=lim┬(x→2^+ )  (5-x)=3.
Suy ra tồn tại giới hạn lim┬(x→2)  f(x)=3.
Mặt khác, f(2)=1+2=3 nên lim┬(x→2)  f(x)=f(2).
Kết luận
Cho hàm số y=f(x) xác định trên khoảng K và x_0∈K. Hàm số y=f(x) được gọi là liên tục tại điểm x_0 nếu lim┬(x→x_o )⁡〖f(x)〗=f(x_0 ).
Nhận xét:
Để hàm số y=f(x) liên tục tại x_o thì phải có cả ba điều sau
1. Hàm số xác định tại x_o
2. Tồn tại lim┬(x→x_o )⁡〖f(x)〗;
3. lim┬(x→x_o )⁡f(x)=f(x_o )
Chú ý:
Hàm số y=f(x) không liên tục tại điểm x_0 được gọi là f(x) gián đoạn tại điểm x_0 và x_0 là điểm gián đoạn của hàm số.
Ví dụ 1 (SGK -tr.81)
Thực hành 1
a) lim┬(x→3) f(x)=lim┬(x→3) (1-x^2 )=1-3^2=-8=f(3).
Vậy hàm số liên tục tại x_0=3.
b) lim┬(x→1^- ) f(x)=lim┬(x→1^- ) (-x)=-1;
lim┬(x→1^+ ) f(x)=lim┬(x→1^+ ) (x^2+1)=2.
Suy ra không tồn tại giới hạn lim┬(x→1) f(x). Do đó, hàm số không liên tục tại x_0=1.
2. HÀM SỐ LIÊN TỤC TRÊN MỘT KHOẢNG, TRÊN MỘT ĐOẠN
HĐKP 2:
a) Với mọi x_0∈(1;2), ta có
lim┬(x→x_o )  f(x)=lim┬(x→x_o )   (x+1)=x_0+1=f(x_0 ).
Vậy hàm số liên tục tại mọi điểm x_0∈(1;2).
b) lim┬(x→2^- )   f(x)=lim┬(x→2^- ) (x+1)=2+1=3=f(2).
c) lim┬(x→1^+ ) f(x)=lim┬(x→1^+ ) (x+1)=1+1=2.
Vậy để lim┬(x→1^+ )  f(x)=k, ta phải có k=2.
Kết luận
- Hàm số y=f(x) được gọi là liên tục trên khoảng (a;b) nếu nó liên tục tại mọi điểm thuộc khoảng này.
- Hàm số y=f(x) được gọi là liên tục trên đoạn [a;b] nếu nó liên tục trên khoảng (a;b) và lim┬(x→a^+ ) f(x)=f(a),lim┬(x→b^- ) f(x)=f(b).
Nhận xét:
Nếu hàm số y=f(x) liên tục trên đoạn [a;b] và f(a).f(b)<0 thì tồn tại ít nhất một điểm c∈(a;b) sao cho f(c)=0.

Ví dụ 2 (SGK -tr.82)
Thực hành 2
Với mọi x_0∈(1;2), ta có:
lim┬(x→x_0 ) f(x)=lim┬(x→x_0 ) (√(x-1)+√(2-x))=lim┬(x→x_0 ) √(x-1)+lim┬(x→x_0 ) √(2-x)=√(x_0-1)+√(2-x_0 )=f(x_0 )." "
Do đó, hàm số liên tục tại mọi điểm x_0∈(1;2).
Ta lại có:
lim┬(x→1^+ ) f(x)=lim┬(x→1^+ ) (√(x-1)+√(2-x))=lim┬(x→1^+ ) √(x-1)+lim┬(x→1^+ ) √(2-x)=√(1-1)+√(2-1)=1=f(1)." "
Tương tự, lim┬(x→2^- ) f(x)=f(2).
Từ đó, hàm số liên tục trên [1:2].
Vận dụng 1
a) Với k=0,lim┬(x→x_0 ) P(x)=P(x_0 ) tại mọi x_0∈(0;+∞),x_0≠400.
lim┬(x→400^- ) P(x)=lim┬(x→400^- ) (4,5x)=4,5.400=1800;
lim┬(x→400^+ ) P(x)=lim┬(x→400^+ ) (4x)=4.400=1600
Do lim┬(x→400^- ) P(x)≠lim┬(x→400^+ ) P(x), nên P(x) không liên tục tại x=400.
b) Ta cần tìm k để hàm số liên tục tại x=400.
■(&lim┬(x→400^- ) P(x)=lim┬(x→400^- ) (4,5x)=4,5.400=1800=P(400);@& lim┬(x→400^+ ) P(x)=lim┬(x→400^+ ) (4x+k)=4.400+k=1600+k.)
Để P(x) liên tục tại x=400, ta phải có 1600+k=1800 suy ra k=200.
3. TÍNH LIÊN TỤC CỦA HÀM SƠ CẤP
HĐKP 3
a) Hàm số y=f(x)=1/(x-1) có tập xác định là (-∞;1)∪(1;+∞);
Hàm số y=g(x)=√(4-x) có tập xác định là (-∞;4].
b)
+) Với x_0≠1, ta có
lim┬(x→x_0 ) f(x)=lim┬(x→x_0 ) 1/(x-1)=1/(lim┬(x→x_0 ) x-1)=1/(x_0-1)=f(x_0 ).
Vậy hàm số liên tục tại mọi điểm x≠1.
Suy ra hàm số liên tục trên các khoảng (-∞;1) và (1;+∞).
+) Tương tự, chỉ ra được hàm số y=g(x)=√(4-x) liên tục trên khoảng (-∞;4].
Vì với x_0∈(-∞;4), ta có
lim┬(x→x_0 ) g(x)=lim┬(x→x_0 ) √(4-x)=√(4-x_o )=g(x_0 )
Và lim┬(x→4^- ) g(x)=g(4)
Kết luận
- Hàm số đa thức y=P(x) và các hàm số y=sin⁡x,y=cos⁡x liên tục trên R.
- Hàm phân thức y=P(x)/Q(x) , hàm y=√(P(x) ), các hàm số y=tan⁡x,y=cot⁡xliên tục trên tập xác định của chúng.
(Trong đó P(x) và Q(x) là các đa thức).
Nhận xét:
Hàm số thuộc những loại trên được gọi chung là hàm số sơ cấp.
Ví dụ 3 (SGK -tr.83)
Thực hành 3:
Hàm số y=√(x^2-4) là hàm số căn thức, có tập xác định (-∞;-2]∪[2;+∞).
Suy ra hàm số liên tục trên các khoảng (-∞;-2] và [2;+∞).
Thực hành 4
Do hàm số y=f(x)=(x^2-2x)/x là hàm phân thức xác định khi x≠0 nên f(x) liên tục tại mọi điểm x≠0.
Ta có lim┬(x→0)  (x^2-2x)/x=lim┬(x→0) (x-2)=-2. Từ đó, giá trị cần tìm là a=-2.
Vận dụng 2
+) Hàm số liên tục trên các khoảng (0;0,7),(0,7;20) và (20;+∞).
+) Xét hàm số liên tục tại x = 0,7.
lim┬(x→〖0,7〗^- ) T(x)=lim┬(x→〖0,7〗^- ) 10000=10000=T(0,7);
lim┬(x→0,7^+ ) T(x)=lim┬(x→0,7^+ ) [10000+(x-0,7)⋅14000]
=10000+(0,7-0,7)⋅14000=10000.
Ta thấy lim┬(x→〖0,7〗^- ) T(x)=lim┬(x→〖0,7〗^+ ) T(x)=T(0,7).
Do đó, hàm số liên tục tại x=0,7.
+) Xét hàm số liên tục tại x = 20
lim┬(x→20^- ) T(x)=lim┬(x→20^- ) [10000+(x-0,7),14000]
=10000+(20-0,7),14000
=280200=T(20)
lim┬(x→20^+ ) T(x)=lim┬(x→20^+ ) [280200+(x-20),12000]=280200.
Ta thấy lim┬(x→20^- ) T(x)=lim┬(x→20^+ ) T(x)=T(20).
Do đó, hàm số liên tục tại x=20.
Vậy hàm số liên tục trên (0;+∞).
4. TỔNG, HIỆU TÍCH THƯƠNG CỦA HÀM SỐ LIÊN TỤC
HĐKP 4
lim┬(x→2) f(x)=f(2),lim┬(x→2) g(x)=g(2)
và lim┬(x→2) [f(x)+g(x)]=lim┬(x→2) f(x)+lim┬(x→2) g(x)
=f(2)+g(2).
Suy ra hàm số y=f(x)+g(x) liên tục tại điểm x=2.
Kết luận
Cho hàm số y=f(x) và y=g(x) liên tục tại điểm x_0. Khi đó:
+ Các hàm số y=f(x)+g(x),y=f(x)-g(x) và y=f(x).g(x) liên tục tại x_0;
+) Hàm số y=(f(x))/(g(x)) liên tục tại x_0 nếu g(x_0 )≠0.
Ví dụ 4 (SGK -tr.84)
Thực hành 5
a) Hàm số xác định trên R. Do các hàm số y=√(x^2+1) và y=3-x liên tục trên R nên hàm số đã cho liên tục trên R.
b) Tập xác định: D=(-∞;0)∪(0;+∞). Hàm số y=(x^2-1)/x liên tục tại mọi điểm x≠0 và hàm số y=cos⁡x liên tục trên R nên hàm số đã cho liên ṭ̣c tại mọi điểm x≠0 (hay liên tụ̣c trên các khoảng (-∞;0) và (0;+∞)).
Vận dụng 3
a) S(x)=2S_(△OMN)=2⋅1/2,OM⋅MN=x√(1-x^2 ) với -1<x<1.
b) Hàm số liên tục trên (-1;1)
Vì hàm số y=x và y=√(1-x^2 ) đều liên tục trên (-1;1)
c) (lim)┬(x→1^- ) S(x)=(lim)┬(x→1^+ ) S(x)=0.

=> Giáo án dạy thêm toán 11 chân trời bài 3: Hàm số liên tục

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Kiến thức trọng tâm Toán 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay