Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối Ôn tập chương 1: Trồng trọt (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 1: Trồng trọt (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TRỒNG TRỌT (PHẦN 3)

Câu 1: Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là:

A. Rửa phèn

B. Giảm độ chua của đất

C. Hạn chế xói mòn

D. Tăng bề dày lớp đất trồng

Câu 2: Phân bón không có tác dụng nào sau đây?

A. Diệt trừ cỏ dại.                     

B. Tăng năng suất cây trồng.

C. Tăng chất lượng nông sản.              

D. Tăng độ phì nhiêu của đất.

Câu 3: Để bảo quản tốt, các hạt thóc nên được sấy khô để giảm lượng nước còn bao nhiêu %?

A. 8%.            

B. 12%.            

C. 9%.           

D. 5%.

 

Câu 4: Bón đạm cho lúa trong điều kiện thời tiết như thế nào là hợp lí?

A. Mưa lũ.          

B. Thời tiết râm mát, có mưa phùn nhỏ.                

C. Mưa rào.              

D. Nắng khô.

Câu 5: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng.

B. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.

C. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm.

D. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.

Câu 6: Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì?

A. Ức chế cỏ dại.

B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa.

C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây.

D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả.

 

Câu 7: Thành phần khí của đất có vai trò nào sau đây?

A. Hoà tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.

B. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.

C. Cung cấp khí nitrogen cho cây trồng.

D. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

 

Câu 8: Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót?

A. Phân đạm.

B. Phân hữu cơ.

C. Phân kali.

D. Phân bón lá.

 

Câu 9: So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây?

A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn.

B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn.

C. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn.

D. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn.

 

Câu 10: Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?

A, Cây lúa.

B. Cây ngô.

C. Cây bưởi.

D. Cây lan Hồ điệp.

 

Câu 11: Khi trồng cây con, để giúp cây đứng vững cần phải

A. bón phân cho cây ngay sau khi trồng.

B. vun gốc ngay sau khi trồng.

C. đào hố thật sâu.

D. trồng cây với mật độ thật dày.

 

Câu 12: Hình thức gieo hạt thường được áp dụng đối với nhóm cây trồng nào sau đây?

A. Cây công nghiệp.

B. Cây ăn quả.

C. Cây lương thực (lúa, ngô).

D. Cây lấy gỗ.

 

Câu 13: Thu hoạch sản phẩm trồng trọt đúng thời điểm, đúng phương pháp nhằm mục đích nào sau đây?

A. Đảm bảo sự tổn thất nhỏ nhất và chất lượng sản phẩm thu được tốt nhất.

B. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.

C. Giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và nâng cao chất lượng sản phẩm thu được.

D. Nâng cao khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.

 

Câu 14: Không bảo quản sản phẩm trồng trọt sẽ:

A. Hao hụt về số lượng

B. Hao hụt về chất lượng

C. Hao hụt về số lượng và chất lượng

D. Đáp án khác

 

Câu 15: Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành, thứ tự đúng của các bước là:

A. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

B. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

C. Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

D. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

 

Câu 16: Phương pháp chiết cành là:

A. Cắt đoạn bánh tẻ có đủ mắt, nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ, cắm xuống đất.

B. Dùng bộ phận sinh dưỡng của cây ghép vào cây khác rồi bó lại.

C. Chọn cây khỏe mạnh, lấy dao tách đoạn vỏ, dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất bó vào đoạn vừa tách, bọc nylon và dùng dây buộc chặt.

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 17: Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt là:

A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu

B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người

C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường

D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà

 

Câu 18: Nên bón phân lót cho cây ăn quả bằng loại phân nào?

A. Phân chuồng ủ hoai

B. Phân hoá học là đủ

C. Phân hữu cơ kết hợp phân hoá học

D. Phân hữu cơ và phân vi lượng

 

Câu 19: Khi gieo trồng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu nào sau đây?

A. Thời vụ, Phân bón, Khoảng cách, Độ nông sâu.

B. Thời vụ, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Mật độ.

C. Thời vụ, Phân bón, Mật độ, Khoảng cách.

D. Thời vụ, Phân bón, Thuốc bảo vệ thực vật, Độ nông sâu.

 

Câu 20: Đâu là phát biểu không đúng về thu hoạch sản phẩm trồng trọt.

A. Thu hoạch lúa khi còn xanh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng gạo.

B. Thu hoạch các loại quả khi chưa đủ độ chín sẽ làm giảm chất lượng quả.

C. Nên thu hoạch su hào càng già càng tốt.

D. Quả chín nếu không thu hoạch kịp thời quả sẽ bị thối và rụng.

 

Câu 21: Phương pháp nào dưới đây không phải là phương pháp sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính?

A. Lai tạo giống

B. Giâm cành

C. Ghép mắt

D. Chiết cành

 

Câu 22: Quan sát Hình 1.1 và nêu các vai trò của trồng trọt tương ứng với các ảnh trong hình (theo thứ tự a,b,c,d):

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.

B. Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ; Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

C. Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

D.  Cung cấp nông sản để phục vụ cho xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ; Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; Cung cấp lương thực, thực phẩm; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

 

Câu 23: Cách bón phân lót cho cây lúa là:

A. rắc đều phân lót lên mặt ruộng

B. bón phân lót theo hàng

C. bón theo hốc trồng

D. Cả ba đáp án trên đều sai

 

Câu 24: Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hoá học, yêu cầu “Đảm bảo thời gian cách li đúng quy định” nghĩa là gì?

A. Đảm bảo thời gian cách li người phun thuốc với những người khác

trong gia đình.

B. Đảm bảo thời gian từ khi phun thuốc đến khi thu hoạch.

C. Đảm bảo thời gian giữa hai lần phun thuốc.

D. Đảm bảo thời gian từ khi trồng đến khi phun thuốc.

 

Câu 25: Nguyên liệu được sử dụng để nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành là gì?

A. Phần gốc có rễ của cây.

B. Phần ngọn cây.

C. Phần lá cây.

D. Phần đoạn thân cây, có chồi (mắt).

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay