Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối Ôn tập chương 3: Chăn nuôi (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 2: Chăn nuôi (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. CHĂN NUÔI (PHẦN 2)

Câu 1: Trong các cách sau, người ta dùng cách nào để đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi?

A. Tiêm.

B. Nhỏ.

C. Chủng.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 2: Đâu không phải là nhiệm vụ của bác sĩ thú y?

A. Chế biến thức ăn cho vật nuôi

B. Phòng bệnh cho vật nuôi

C. Khám bệnh cho vật nuôi

D. Chữa bệnh cho vật nuôi

Câu 3: Nuôi dưỡng là cung cấp cho vật nuôi chất dinh dưỡng:

A. Đủ lượng

B. Phù hợp với từng giai đoạn

C. Phù hợp với từng đối tượng

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

 

Câu 4: Bệnh nào sau đây có nguyên nhân do động vật kí sinh?

A. Bệnh cảm nóng ở gà

B. Bệnh cúm gia cầm

C. Bệnh ghẻ ở chó

D. Bệnh còi xương ở lợn

Câu 5: Biểu hiện của bệnh tiêu chảy ở gà là:

A. Ăn ít, ủ rũ, phân lỏng, màu xanh hoặc trắng

B. Bỏ ăn, sã cánh, uống nhiều nước, chảy nước dãi, gầy nhanh

C. Sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, xuất huyết da chân

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 6: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi?

A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

 

Câu 7: Yêu cầu nào dưới đây là không chính xác khi chăn nuôi đực giống?

A. Cân nặng vừa đủ.

B. Sức khoẻ tốt nhất.

C. Cho tinh dịch tốt về số lượng và chất lượng.

D. Càng to béo càng tốt.

 

Câu 8: Quá trình chăm sóc gia súc cái sinh sản trải qua mấy giai đoạn?

A. 2 giai đoạn.

B. 3 giai đoạn.

C. 4 giai đoạn.

D. 5 giai đoạn.

 

Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?

A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.

B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.

 

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là của vật nuôi đặc trưng vùng miền ở nước ta?

A. Được nuôi ở hầu hết các địa phương.

B. Được nuôi tại một số địa phương nhất định.

C. Sản phẩm thơm ngon, được nhiều người yêu thích.

D. Sản phẩm dễ bán, giá cao, góp phần đem lại thu nhập cao cho người lao động.

 

Câu 11: Khi vật nuôi bị bệnh, chúng không có biểu hiện nào dưới đây?

A. Rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể.

B. Giảm vận động và ăn ít.

C. Giảm năng suất.

D. Tăng giá trị kinh tế.

 

Câu 12: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?

A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.

B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.

C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.

D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

 

Câu 13: Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?

A. 3 nguyên nhân chính.

B. 4 nguyên nhân chính.

C. 5 nguyên nhân chính.

D. 6 nguyên nhân chính.

 

Câu 14: Khi gà có các biểu hiện “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng” là có khả năng gà bị bệnh nào sau đây?

A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

B. Bệnh cúm gà.

C. Bệnh dịch tả gà.

D. Bệnh tiêu chảy.

 

Câu 15: Khi cúm gà con, cần bỏ quây để gà đi lại tự do vào thời gian nào là phù hợp nhất?

A. Sau từ 1 đến 2 tuần tuổi.

B. Sau từ 2 đến 3 tuần tuổi.

C. Sau từ 3 đến 4 tuần tuổi.

D. Sau khoảng 8 tuần tuổi.

 

Câu 16: Cho biết: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào?

A. Lợn.

B. Chuột.

C. Tinh tinh.

D. Gà

 

Câu 17: Giai đoạn đầu tiên khi nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản là gì?

A. Giai đoạn hậu bị

B. Giai đoạn mang thai

C. Giai đoạn nuôi con ở gia súc và đẻ trứng ở gia cầm

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 18: Muốn chuồng nuôi hợp vệ sinh, khi xây chuồng nuôi phải lưu ý?

A. Phải thực hiện đúng kĩ thuật và chọn địa điểm

B. Hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che

C. Bố trí các thiết bị khác

D. Tất cả đều đúng

 

Câu 19: Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, đâu không phải nguyên tắc cần tuân thủ?

1. Sử dụng thuốc phù hợp cho mỗi loại bệnh.

2. Cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

3. Khi thấy gà có dấu hiệu khỏi bệnh thì ngừng cho gà sử dụng thuốc.

4. Dùng liều tấn công vào ngày đầu tiên (gấp 1,5 liều điều trị) và dùng liều điều trị vào các ngày tiếp theo.

5. Cần tính lượng thuốc theo liều/gam thể trọng của gà, chia lượng thuốc trong ngày thành hai lần để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

6. Dùng liên tục từ 3 ngày đến 5 ngày.

 

A. 2

B. 3

C. 4

D. 6

 

Câu 20: Người làm trong nghề chọn tạo giống vật nuôi sẽ thực hiện công việc nào sau đây?

A. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi

B. Phòng bệnh cho vật nuôi

C. Nghiên cứu, chọn lọc giống vật nuôi

D. Cả 3 đáp án trên

 

Câu 21: Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là

A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.

B. nhanh lớn, nhiều nạc.

C. càng béo càng tốt.

D. nhanh lớn, khỏe mạnh.

 

Câu 22: Bệnh nào dưới đây là bệnh do các vi sinh vật gây ra?

A. Bệnh sán.

B. Bệnh cảm lạnh.

C. Bệnh toi gà.

D. Bệnh ve.

 

Câu 23: Tại sao cần tiêu độc, khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi?

A. Ngăn ngừa và tiêu diệt mầm bệnh phát sinh, tránh lây nhiễm.

B. Giữ vệ sinh chuồng trại chăn nuôi

C. Làm sạch môi trường sống xung quanh

D. Tiêu diệt sinh vật có hại cho vật nuôi (muỗi, côn trùng)

 

Câu 24: Vaccine phòng bệnh là chế phẩm sinh học được chế ra từ:

A. Sản phẩm trồng trọt.

B. Hoá chất tổng hợp.

C. Chính mầm bệnh gây ra bệnh đó.

D. Thuốc kháng sinh.

 

Câu 25: Trong nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nào dưới đây, trừ:

A. Lipit.

B. Protein.

C. Chất khoáng.

D. Vitamin.

 

=> Bài giảng điện tử công nghệ 7 kết nối tri thức bài: Ôn tập chương III

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay