Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều Bài 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Bài 2: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

(22 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Giáo dục mầm non gồm

  1. giáo dục tiểu học.
  2. giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
  3. giáo dục trung học cơ sở và giáo dục phổ thông.
  4. trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.

Câu 2: Giáo dục tiểu học được thực hiện trong bao nhiêu năm học?

  1. 3.
  2. 4.
  3. 5.
  4. 6.

Câu 3: Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bao nhiêu năm học?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 6.
  4. 5.

Câu 4: Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong bao nhiêu năm học?

  1. 5.
  2. 4.
  3. 6.
  4. 3.

Câu 5: Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ

  1. trung cấp và cao đẳng.
  2. trung học phổ thông.
  3. đại học.
  4. thạc sĩ và tiến sĩ.

Câu 6: Người có trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên trình độ

  1. tiến sĩ.
  2. đại học.
  3. trung cấp.
  4. cao đẳng.

Câu 7: Người tốt nghiệp đại học có thể học tiếp lên trình độ

  1. trung học phổ thông.
  2. thạc sĩ, tiến sĩ.
  3. cao đẳng.
  4. trung cấp.

Câu 8: Giáo dục phổ thông có mấy thời điểm phân luồng?

  1. 1.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 2.

Câu 9: Phân luồng trong giáo dục là gì? 

  1. Cách tổ chức các sự kiện ngoại khóa để phát triển năng lực cá nhân.
  2. Quy trình tách biệt học sinh theo khả năng học về mặt lý thuyết.
  3. Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục dựa trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp.
  4. Phương pháp giảng dạy các môn học theo nhu cầu xã hội.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Mục đích chính của giáo dục thường xuyên là gì?

  1. Đào tạo trình độ đại học.
  2. Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
  3. Phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp.
  4. Tạo điều kiện cho mọi người học tập ở mọi lứa tuổi.

Câu 2: Khi nào thì người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác?

  1. Khi có nhu cầu và đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.
  2. Chỉ khi tốt nghiệp đại học.
  3. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
  4. Khi đủ 18 tuổi.

Câu 3: Ở thời điểm nào học sinh có thể học tiếp lên trung học phổ thông hoặc học theo chương trình đào tạo trình độ trung cấp?

  1. Sau khi hoàn thành trung học cơ sở.
  2. Sau khi tốt nghiệp đại học.
  3. Sau khi hoàn thành tiểu học.
  4. Sau khi hoàn thành giáo dục mầm non.

Câu 4: Phân luồng trong hệ thống giáo dục có mục đích gì?

  1. Giúp học sinh chọn được trường đại học phù hợp với năng lực, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.
  2. Điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.
  3. Tăng cường khả năng học tập của học sinh, giúp học sinh được chọn những môn mình thích học.
  4. Tạo điều kiện cho học sinh nghỉ học sớm và tham gia lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước.

Câu 5: Phân luồng trong nhà trường nhằm mục đích gì?

  1. Hiểu về chương trình đào tạo sau đại học.
  2. Phát triển các kỹ năng phát triển bản thân.
  3. Phát triển các kỹ năng làm việc nhóm.
  4. Giúp học sinh có hiểu biết về bản thân và nghề nghiệp.

Câu 6: Thời điểm nào dưới đây trong giáo dục phổ thông có sự phân luồng?

  1. Sau khi học xong tiểu học.
  2. Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
  3. Khi mới bước vào trung học cơ sở.
  4. Năm thứ hai học trung học phổ thông.

Câu 7: Phân luồng sau tốt nghiệp trung học cơ sở có tác dụng gì với học sinh?

  1. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, biết cách sắp xếp thời gian học tập phù hợp.
  2. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
  3. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, lựa chọn được môn học ở trung học phổ thông theo định hướng nghề nghiệp.
  4. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, lựa chọn hướng đi tiếp theo cho sự nghiệp của mình.

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, bạn A không muốn tiếp tục học lên trung học phổ thông. Nếu A muốn được đào được đào tạo trình độ trung cấp về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ thì bạn ấy sẽ học ở đâu?

  1. Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  2. Tại các trường trung học phổ thông.
  3. Tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
  4. Tại các trường đại học.

Câu 2: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, bạn B muốn vừa học chương trình trung học phổ thông vừa học nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ thì B sẽ lựa chọn học ở đâu?

  1. Tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  2. Tại các trường trung học phổ thông.
  3. Tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
  4. Tại các trường đại học.

Câu 3: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, C có định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Nếu C học tiếp trung học phổ thông thì phải lựa chọn các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ. Trong các môn học dưới đây, môn học nào không phù hợp với định hướng của C?

  1. Vật lí.
  2. Tin học.
  3. Hóa học.
  4. Âm nhạc.

Câu 4: Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể tham gia lao động sản xuất tại địa phương hoặc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ khi nào?

  1. Khi đã đủ 18 tuổi.
  2. Khi đủ 15 tuổi và làm những công việc được quy định trong Bộ luật Lao động (2019).
  3. Sau khi hoàn thành xong khóa học đào tạo dài hạn về chuyên môn.
  4. Chỉ khi đã tốt nghiệp trung học phổ thông.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều bài 2: Giáo dục kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay