Phiếu trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đúng/Sai. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

BÀI 23: KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở

TÂY NGUYÊN

(49 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (25 CÂU)

Câu 1: Khu vực nào sau đấy không giáp biển

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đồng bằng Sông Hồng.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 2: Tổng diện tích tự nhiên của Tây Nguyên khoảng

A. 54.5 nghìn km.

B. 55.5 nghìn km2.

C. 56.5 nghìn km.

D. 57.5 nghìn km.

Câu 3: Lãnh thổ Tây Nguyên gồm bao nhiêu tỉnh

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 7.

Câu 4: Khu vực Tây Nguyên không giáp với vùng nào sau đây

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Năm 2021, dân số khu vực Tây Nguyên khoảng

A. Trên 3 triệu người.

B. Trên 4 triệu người.

C. Trên 5 triệu người.

D. Trên 6 triệu người.

Câu 6: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khu vực Tây Nguyên là

A. 1.24 %.

B. 1.25 %.

C. 1.26 %.

D. 1.27 %.

Câu 7: Mật độ dân số vùng Tây Nguyên là

A. 110 người/km2.

B. 111 người/km2.

C. 112 người/km2.

D. 113 người/km2.

Câu 8: Năm 2021, tỷ lệ dân thành thị của vùng chiếm

A. 26.9 %.

B. 27.9 %.

C. 28.9 %.

D. 29.9 %.

Câu 9: Khu vực Tây Nguyên thuộc kiểu khí hậu nào

A. Nhiệt đới.

B. Nhiệt đới gió mùa.

C. Cận xích đạo.

D. Xích đạo.

Câu 10: Năm 2021, diện tích rừng của Tây Nguyên chiếm khoảng so với cả nước

A. 17.3 %.

B. 17.4 %.

C. 17.5 %.

D. 17.6 %.

Câu 11: Độ che phủ rừng  của Tây Nguyên đạt

A. 45.3 %.

B. 45.4 %.

C. 46.5 %.

D. 46.3 %.

Câu 12: Loại khoáng sản nào có trữ lượng lớn nhất khu vực Tây Nguyên

A. Đồng.

B. Chì.

C. Kẽm.

D. Bô – xít.

Câu 13: Di sản nào của Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

A. Ca Trù.

B. Nhã nhạc cung đình Huế.

C. Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.

D. Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Câu 14: Trữ năng thuỷ điện của Tây Nguyên chiếm khoảng 

A. Hơn 25 %.

B. Hơn 26 %.

C. Hơn 27 %.

D. Hơn 28 %.

Câu 15: Năm 2021, diện tích cây công nghiệp lâu năm của Tây Nguyên chiếm

A. Hơn 30 %.

B. Hơn 40 %.

C. Hơn 50 %.

D. Hơn 60 %.

Câu 16: Loại cây chủ lực của Tây Nguyên là

A. Chè.

B. Hạt điều.

C. Cà Phê.

D. Tiêu.

Câu 17: Năm 2021, loại cây chiếm hơn 2/3 diện tích và sản lượng của cả nước là

A. Cà phê.

B. Bơ.

C. Sầu riêng.

D. Hồ tiêu. 

Câu 18: Hai tỉnh trồng nhiều cao su nhất khu vực Tây Nguyên 

A. Gia Lai, Lâm Đồng.

B. Đắk Lắk, Kom Tum.

C. Gia Lai, Đắk Lắk.

D. Lâm Đồng, Kon Tum

Câu 19: Cây trồng đứng thứ 2 cả nước về diện tích ở Tây Nguyên

A. Điều.

B. Sầu riêng.

C. Cà phê.

D. Bơ.

Câu 20: Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng ở Tây Nguyên đạt

A. 753.7 nghìn m3.

B. 753.8 nghìn m.

C. 753.9 nghìn m3.

D. 754 nghìn m.

Câu 21: Năm 2021, diện tích rừng trồng chiếm khoảng 

A. 10 %.

B. 10.1 %.

C. 10.2 %.

D. 10.3 %.

Câu 22: Hai tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất vùng

A. Kom Tum, Đắk Lắk.

B. Gia Lai, Lâm Đồng.

C. Đắk Nông, Kon Tum.

D. Gia Lai, Đắk Nông.

Câu 23: Nhà máy thuỷ điện nào có công suất lớn nhất khu vực Tây Nguyên

A. I – a – ly.

B. Sê San 3.

C. Sê San 3A.

D. Plei Krông.

Câu 24: Năm 2021, khai thác Bô – xít ở Tây Nguyên đạt

A. Hơn 4 triệu tấn.

B. Hơn 5 triệu tấn.

C. Hơn 6 triệu tấn.

D. Hơn 7 triệu tấn.

Câu 25: Năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành Tây Nguyên chiếm 

A. Hơn 2 % của cả nước.

B. Hơn 3 % của cả nước.

C. Hơn 4 % của cả nước.

D. Hơn 5 % của cả nước.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Thuận lợi chủ yếu của vùng Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp với quy mô lớn

A. Khí hậu thuận lợi.

B. Đất đỏ ba dan màu mỡ.

C. Thuỷ văn phát triển.

D. Giao thông thuận lợi.

Câu 2: Cà phê được trồng nhiều ở 3 tỉnh

A. Đắk Lắk, Kom Tum, Gia Lai.

B. Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông.

C. Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông.

D. Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

Câu 3: Các dãy núi từ bắc xuống nam của khu vực Tây Nguyên là

A. Núi Ngọc Linh, Núi Ngọc Krinh, Núi Kon Ka Kinh.

B. Núi Ngọc Krinh, Núi Kon Ka Kinh, Núi Ngọc Linh.

C. Núi Kon Ka Kinh, Núi Chư Pha, Núi Ngọc Linh.

D. Núi Chư Pha, Núi Ngọc Linh, Núi Ngọc Krinh. 

Câu 4: Hoạt động phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là do

A. Có mùa khô kéo dài.

B. Có nhiều sông lớn.

C. Có đất badan.

D. Khí hậu mát mẻ quanh năm.

Câu 5: Tây Nguyên có thế mạnh phát triển thuỷ điện là do

A. Có nhiều sông lớn.

B. Sông có nhiều phụ lưu.

C. Sông có hai mùa rõ rệt.

D. Sông chảy nhiều hướng.

Câu 6: Cây trồng chính của khu vực Tây Nguyên là

A. Cây ăn quả.

B. Cây công nghiệp hàng năm.

C. Cây lương thực.

D. Cây công nghiệp lâu năm.

Câu 7: Khu vực kinh tế của khẩu nào sau đây thuộc Tây Nguyên

A. Bờ y.

B. Lào Cai.

C. Móng Cái.

D. Trà Lĩnh.

Câu 8: Tây Nguyên là vùng

A. Có độ che phủ rừng thấp.

B. Giàu tài nguyên khoáng sản.

C. Có tiềm năng thuỷ điện lớn.

D. Có mùa đông lạnh.

Câu 9: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên

A. Nam Định.

B. Gia Lai.

C. Kon Tum.

D. Đắk Lắk.

Câu 11: Điều kiện tự nhiên nào tạo điều kiện thuận lợi cho Tây Nguyên phát triển du lịch

A. Giáp Lào, Cam – Pu – chia.

B. Khí hậu mát mẻ, có nhiều cảnh đẹp.

C. Địa hình cao nguyên, khối núi.

D. Đât ba dan màu mỡ.

Câu 12: Khó khăn chủ yếu về tự nhiên khu vực Tây Nguyên là

A. Mùa khô kéo dài.

B. Mùa đông lạnh, sương muối băng giá.

C. Bão, lũ lụt.

D. Hạn hán và thời tiết thất thường.

3.VẬN DỤNG ( 9 CÂU)

Câu 1: Tỉnh nào ở Tây Nguyên được mệnh danh là “ một con gà gáy ba nước Đông Dương đều nghe thấy”

A. Đắk Lắk.

B. Kon Tum.

C. Lâm Đồng.

D. Đắk Nông.

Câu 2: Để chống nạn phá rừng đầu nguồn Tây Nguyên đã có biện pháp

A. Tăng cường kiểm lâm.

B. Hỗ trợ tài chính cho dân.

C. Đóng cửa rừng.

D. Nâng cao chất lượng rừng.

Câu 3: Ở Tây Nguyên có thể trồng các loại cây của vùng cận nhiệt thuận lợi nhờ có

A. Đất ba dan màu mỡ.

B. Có một mùa đông nhiệt độ thấp.

C. Khu vực địa hình trên 1000m, có khí hậu mát mẻ.

D. Phân hoá mùa rõ rệt.

Câu 4: Một trong những vấn đề đáng lo ngại để phát triển rừng ở Tây Nguyên là

A. Đất rừng bị thu hẹp.

B. Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khăn.

C. Nạn khai thác rừng bừa bãi, phá rừng và cháy thường xuyên xảy ra.

D. Rừng quốc gia bị thu hẹp.

Câu 5: Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm

A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.

B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.

C. Địa hình đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. Địa hình cao nguyên đá vôi điển hình.

Câu 6: Mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên là

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo.

B. Đẩy mạnh khai thác khoảng sản, thuỷ điện.

C. Mở rộng diện tích cây trồng lâu năm.

D. Tăng cường khai thác, chế biến lâm sản.

Câu 7: Tỉnh nào ở Tây Nguyên có diện tích trồng chè lớn nhất

A. Lâm Đồng.

B. Kon Tum.

C. Đắk Nông.

D. Lâm Đồng.

Câu 8: Để khai thác hiệu quả Bô – xít vùng Tây Nguyên cần phải

A. Đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng công nghệ.

B. Nâng cao ý thức của người dân.

C. Đầu tư nguồn nhân lực.

D. Sử dụng công nghệ lạc hậu.

Câu 9: Phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt

A. Bảo vệ sinh thái, hạn chế thiên tai.

B. Phát triển nguồn nhân lực.

C. Nâng cao chất lượng rừng.

D. Tăng thu nhập cho người dân.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Để khai thác rừng một cách hiệu quả mà vẫn bảo vệ rừng Tây Nguyên đã có chính sách

A. Giao rừng đến hộ gia đình.

B. Đóng cửa rừng.

C. Tăng cường kiểm lâm.

D. Phá rừng đầu nguồn.

Câu 2: Việc xây dựng nhiều bậc thuỷ điện trên sông ở vùng Tây Nguyên có ý nghĩa nào

A. Bảo vệ môi trường không khí.

B. Điều tiết dòng chảy, tiết kiệm nguồn nước.

C. Chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

D. Chống ô nhiễm môi trường.

Câu 3: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên cần

A. Bảo về rừng.

B. Khai thác hết các thế mạnh.

C. Tập trung khai thác Bô – xít.

D. Phát triển nhà máy thuỷ điện.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI 

Câu 1“Tây Nguyên là một vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng du lịch đặc biệt là tiềm năng du lịch sinh thái và văn hoá dân tộc người để phát triển kinh tế du lịch, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của địa phương, nhất là đối với khu vực nông thôn miền núi sinh sống của đồng bảo dân tộc thiểu số, lựa chọn hướng phát triển du lịch và tìm phương cách giúp sử dụng hiểu quả du lịch như phương tiện bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thông và phát triển kinh tế xã hội, xây dưng nông thôn mới một hướng đi thích hợp”.

(Nguồn: Du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn

 mới khu vực Tây Nguyên – Tác giả: Bùi Thanh Thuỷ)

a. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng không phải thế mạnh để phát triển du lịch ở Tây Nguyên.

b. Tây Nguyên phát triển du lịch văn hoá gắn với việc bảo tồn, phát huy đươc các giá trị của địa phương.

c. Du lịch ở Tây Nguyên phát triển khá đa dạng, với nhiều loại hình du lịch khác nhau.

d. Du lịch biển đảo là thế mạnh của vùng Tây Nguyên.

Câu

Lệnh hỏi

Đáp án

1

a

S

b

Đ

c

Đ

d

S

=> Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 23: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay