Phiếu trắc nghiệm Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Phản ứng hoá học (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức

CHƯƠNG 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

  1. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học

  1. Hydrogen và oxygen
  2.  Carbon và oxygen
  3. Nitrogen và oxygen.
  4. Hydrogen và nitrogen

Câu 2: Khi đốt củi, để tăng tốc độ cháy, người ta sử dụng biện pháp

  1. Thêm củi đốt
  2. Thổi không khí khô. 
  3. Xếp củi tập trung thành một nhóm
  4. Đốt củi trong lò kín

Câu 3: Than cháy tạo ra khí cacbonic() , ta có phương trình sau:

Cacbon + Oxi -> Khí Cacbonic

Cho biết khối lượng của C là 4,5kg, khối lượng O là 12kg. Tính khối lượng khí CO2 tạo thành

  1. 16,2 kg
  2. 16,5 kg
  3. 16,4 kg
  4. 16,8 kg

Câu 4: Khi cho 11,2 gam CaO phản ứng với khí CO2 thu được 20 gam CaCO3. Tính khối lượng của khí CO2 phản ứng

  1. 9 gam
  2. 8,8 gam
  3. 8,5 gam
  4. 8,8 gam

Câu 5: Khi pha nước đường, để đường tan nhanh chóng chúng ta cần:

  1. Cung cấp thêm lượng đường ở thể rắn
  2. Sử dụng nước lạnh
  3. Số phân tử của mỗi chất
  4. Sử dụng nước nóng

Câu 6: Nhận định nào dưới đây đúng?

  1. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  2. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  3. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  4. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 7: Có thể thu khí N2 bằng cách nào

  1. Đặt đứng bình
  2. Đặt úp bình
  3. Đặt ngang bình
  4. Cách nào cũng được

Câu 8: Cho sắt tác dụng với hydrochloric acid thu được 3,9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng là

  1. 11,1 g
  2. 12,2 g
  3. 11 g
  4. 12,22 g

Câu 9: Muối không tan trong nước là

  1. Na2S
  2. KCl
  3. K2CO3
  4. HgS

Câu 10: Cho 2,7 g nhôm tác dụng với oxygen, sau phản ứng thu được bao nhiêu gam nhôm oxide?

  1. 1,02 gam
  2. 20,4 gam
  3. 10,2 gam
  4. 5,1 gam

Câu 11: Trong các trường hợp sau, trường hợp không là phương trình hóa học

  1. Rượu để trong chai không kín bị cạn dần
  2. Sắt cho tác dụng với oxi tạo ra khí SO2
  3. Natri cháy trong không khí thành Na2O
  4. Tất cả đáp án

Câu 12: Muối tan trong nước là

  1. Cu3(PO4)2
  2. AlPO4
  3. Na3PO4
  4. Ag3PO4

Câu 13: Cho biết hiện tượng hóa học

  1. Dưa muối lên men
  2. Đốt cháy Hidro trong không khí
  3. Hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên
  4. Mưa axit
  5. Vào mùa hè băng ở 2 cực tan chảy
  6. a,b,c,d
  7. Tất cả đáp án
  8. a, b,d
  9. e

Câu 14: Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (k)

Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là

  1. 1, 3.                              
  2. chỉ 3.                       
  3. 1, 2.                      
  4. 1, 2, 3.

Câu 15: Cho CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là

  1. CO2, CH4, NH3
  2. CO2, H2O, CH4, NH3
  3. CO2, SO2, N2O
  4. N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3

Câu 16: Phương trình đúng của photpho cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5

  1. P + O2→ P2O5
  2. 4P+ 5O2→ 2P2O5
  3. P + 2O2→ P2O5
  4. P + O2→ P2O5

Câu 17: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2

Để thu dược 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl

  1. 0,04 mol
  2. 0,01 mol
  3. 0,02 mol
  4. 0,5 mol

Câu 18: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):

(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M              (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M

Kết quả thu được là

  1.  (1) nhanh hơn (2).                                            
  2.  (2) nhanh hơn (1).            
  3.  như nhau.                                                         
  4.  không xác định được

Câu 19: Lưu huỳnh cháy theo sơ đồ phản ứng sau:

Lưu huỳnh + khí oxygen → khí sunfur

Nếu đốt cháy 48g lưu huỳnh và thu được 96 gam khí sunfur thì khối lượng oxygen đã tham gia vào phản ứng là

  1. 40 gam
  2. 44 gam
  3. 48 gam
  4. 52 gam

Câu 20: Trong các hiện tượng sau, hiện tương vật lý là

  1. Đường cháy thành than
  2. Cơm bị ôi thiu
  3. Sữa chua lên men
  4. Nước hóa đá dưới 0 độ C

Câu 21: Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

  1. Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch
  2. Tính số gam H2SOcó trong 1 lít dung dịch
  3. Tính số gam H2SOcó trong 1000 gam dung dịch
  4. Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch

Câu 22: Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng?

  1. Nhiệt độ.                      
  2. Nồng độ Z và T.      
  3. Chất xúc tác.         
  4. Nồng độ X và Y.

Câu 23: Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxygen, sau phản ứng sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  1. 21,6 gam
  2. 16,2 gam
  3. 18,0 gam
  4. 27,0 gam

Câu 24: Đốt cháy 16g chất X cần 44,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol 1: 2. Khối lượng CO2 và H2O lần lượt là

  1. 44g và 36g
  2. 22g và 18g
  3. 40g và 35g
  4. 43g và 35g

Câu 25: Cần thêm bao nhiêu gam Na2O vào 400 gam NaOH 10% để được dung dịch NaOH 25%

  1. 75 gam
  2. 89 gam
  3. 80 gam
  4. 62 gam

 

=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 2: Phản ứng hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay