Phiếu trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời Ôn tập chủ đề 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Ôn tập chủ đề 10. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

(22 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Nguyên tố chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là

A. Oxygen.                           

B. Nitrogen.

C. Silicon.

D. Nhôm.

Câu 2: Nguyên tố kim loại chiếm phần trăm khối lượng Trái Đất lớn nhất là

A. Oxygen.               

B. Nitrogen.

C. Silicon.

D. Nhôm.

Câu 3: Hai nguyên tố oxygen và silicon chiếm _____ khối lượng của lớp vỏ Trái Đất?

A. 1/2.                                                

B. 2/3.

C. 3/4.                                    

D. 4/5.

Câu 4: Vôi tôi được ứng dụng trong

A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,..

B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,…

C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,…

D. sản xuất chất bán dẫn.

Câu 5: Đá vôi nghiền được ứng dụng trong

A. nguyên liệu sản xuất xi măng, thuỷ tinh,..

B. xử lí nuôi trồng thuỷ sản, nước thải,…

C. khử chua đất trồng, cung cấp calcium cho cây trồng,…

D. sản xuất chất bán dẫn.

Câu 6: Đâu không phải ứng dụng của silicon?

A. Sản xuất các tấm pin mặt trời.

B. Chế tạo hợp kim.

C. Điều chế thuốc chữa bệnh.

D. Sản xuất chất bán dẫn.

Câu 7: Nếu nhiệt độ trên Trái đất tiếp tục tăng sẽ dẫn đến hệ luỵ gì?

A. Nhiều thành phố ven biển bị ngập lụt do nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

B. Mực nước biển giảm xuống do nước bị bốc hơi vì thời tiết quá nóng.

C. Xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan.                 

D. Băng ở 2 cực Trái Đất ngừng tan chảy.

Câu 8: Để hạn chế được hiệu ứng nhà kính, ta phải

A. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước. 

B. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước  và toàn cầu. 

C. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO2 trong nước và toàn cầu.

D. thực hiện các biện pháp giảm lượng khí CO trong nước. 

Câu 9: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước.

B. trồng nhiều cây xanh.

C. giảm thiểu chất thải.

D. khai thác tài nguyên rừng.

Câu 10: Ta có thể hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng cách

A. Đốn cây trên rừng làm nhiên liệu đốt.

B. Giảm sử dụng các nhiên liệu tái tạo.

C. Giảm sử dụng năng lượng mặt trời, gió,...

D. Sử dụng các phương tiện công cộng, xe đạp thay cho ô tô, xe máy cá nhân chạy bằng xăng, dầu.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Vì sao cần phải đưa ra các giải pháp hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch?

A. Giảm ô nhiễm môi trường nước.

B. Giảm ô nhiễm môi trường không khí.

C. Để bảo vệ môi trường, giảm biến đổi khí hậu.

D. Giảm ô nhiễm môi trường đất.

Câu 2: Vì sao việc tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên lại phục vụ cho sự phát triển bền vững?

A. Vì tài nguyên trong vỏ Trái Đất chỉ còn trữ lượng nhỏ.

B. Vì có thể bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế.  

C. Vì có thể bảo vệ môi trường.

D. Vì có thể giảm phát thải khí nhà kính.

Câu 3: Quá trình nào sau đây không sinh ra khí carbon dioxide?

A. Đốt cháy khí thiên nhiên.

B. Sản xuất vôi sống.

C. Hô hấp của người và động vật.

D. Quang hợp của cây xanh.

Câu 4: Ý nào không đúng về vai trò của việc khai thác hợp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hoá học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay