Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 1
Giáo án chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
(6 tiết – 2 tuần)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
- Kể tên được những nghề mà mình quan tâm.
- Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm.
- Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm.
- Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan tâm.
- Đánh giá và rèn luyện phẩm chất và năng lực liên quan đến nghề mình quan tâm.
Tuần 1 – Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ – Diễn đàn về chủ đề Nên chọn nghề mình quan tâm hay chọn nghề theo trào lưu xã hội
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Thể hiện, bảo vệ được quan điểm chọn nghề của bản thân qua diễn đàn về chủ đề Nên chọn nghề mình quan tâm hay chọn nghề theo trào lưu xã hội.
- Rút ra được bài học cho bản thân về quan điểm chọn nghề.
- Rèn luyện khả năng lập luận, năng lực tự chủ, giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV
- Tư vấn, hướng dẫn cho HS chuẩn bị để tham gia trao đổi trong diễn đàn. Có thể gợi ý cho HS viết bài tham luận theo bố cục sau:
+ Đặt vấn đề: Nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề và sự cần thiết phải có quan điểm chọn nghề đúng.
+ Một số quan điểm chọn nghề của HS cuối cấp; ưu điểm, hạn chế của mỗi quan điểm chọn nghề.
+ Quan điểm chọn nghề của bản thân và lí do mình chọn nghề theo quan điểm đó.
+ Bài học rút ra cho bản thân trong việc chọn nghề: chọn nghề mình quan tâm, yêu thích.
+ Đề xuất và kiến nghị.
2. Đối với HS
- Chuẩn bị để trao đổi hoặc viết bài tham luận tham gia diễn đàn về chủ đề “Nên chọn nghề mình quan tâm hay chọn nghề theo trào lưu xã hội” theo sự phân công, tư vấn của GV.
- Lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình diễn đàn, cử người dẫn chương trình (MC) và tập dượt các tiết mục văn nghệ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề
a. Mục tiêu
- Thể hiện, bảo vệ được quan điểm chọn nghề của bản thân qua diễn đàn về chủ đề Nên chọn nghề mình quan tâm hay chọn nghề theo trào lưu xã hội.
- Rút ra được bài học cho bản thân về quan điểm chọn nghề.
- Rèn luyện khả năng lập luận, năng lực tự chủ, giao tiếp.
b. Tổ chức thực hiện
- Tổ/ lớp trực tuần biểu diễn 2 – 3 tiết mục văn nghệ về nghề nghiệp theo giới thiệu của người dẫn chương trình.
- Người dẫn chương trình (MC) mời GV/ TPT chủ trì diễn đàn nêu lí do, mục đích, yêu cầu của hoạt động:
+ Mục đích: HS có cơ hội thể hiện quan điểm chọn nghề của bản thân và rèn luyện khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm chọn nghề của mình.
+ Yêu cầu: Thể hiện được quan điểm chọn nghề của mình.
- MC giới thiệu lần lượt từng HS được phân công lên trình bày bài tham luận của mình. Những HS khác lắng nghe các bài tham luận để nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có) và rút ra những điều học hỏi được. Chú ý: không phê phán, không đánh giá đúng, sai sau khi các bạn trình bày bài tham luận của mình.
- GV/ TPT động viên HS nêu cảm nhận và những điều học hỏi được qua hoạt động định hướng.
- GV tổng kết: Quan điểm chọn nghề đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp và sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của mỗi người. Để chọn được nghề phù hợp, nên có quan điểm chọn nghề đáp ứng được 3 nguyên tắc chọn nghề, đó là:
1/ Chọn nghề mà mình quan tâm, yêu thích;
2/ Chọn nghề mình có khả năng, năng lực;
3/ Chọn nghề xã hội có nhu cầu.
- GV/ TPT yêu cầu HS tìm hiểu nghề bản thân quan tâm bằng những cách phù hợp và chia sẻ cảm nhận của em với bạn bè, người thân về những điều học hỏi được sau khi tham gia hoạt động.
Lưu ý: Ngoài hoạt động mang tính định hướng với nội dung như trên, các trường có thể tổ chức hoạt động mang tính định hướng với nội dung khác theo gợi ý trong SGK, trang 52 - Giới thiệu các nghề có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai và yêu cầu chung của những nghề đó.
Tuần 1 – Tiết 2. Hoạt động giáo dục – Tìm hiểu về nghề em quan tâm + Thực hành tìm hiểu về nghề em quan tâm
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kể tên được những nghề mình quan tâm.
- Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mình quan tâm.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Kể tên được những nghề mình quan tâm.
- Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mình quan tâm.
3. Phẩm chất
- Yêu Tổ quốc, chăm chỉ, trung thực.
- Có trách nhiệm qua việc thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu, báo cáo kết quả tìm hiểu nghề mình quan tâm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh ảnh, video,...về các nghề HS quan tâm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Kết nối tri thức với cuộc sống.
- Tranh ảnh, video,...về các nghề mình quan tâm.
- Đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; tạo tâm thế cho HS trước khi bước vào các hoạt động
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video clip và nêu cảm nhận.
c. Sản phẩm: HS xem video và nêu cảm nhận bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video về chủ đề nghề nghiệp:
https://youtu.be/v7ApViKmh3g?si=1sjWeuv_BkWG8wUE
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu cảm nhận của em về thực trạng việc làm của học sinh, sinh viên hiện nay.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, vận dụng hiểu biết bản thân và thảo luận cặp đôi theo hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: Học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội. Việc đưa ra quyết định nghề nghiệp đúng đắn có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai và sự nghiệp của mỗi cá nhân.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việc lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định quan trọng và cần sự cân nhắc kĩ lưỡng từ nhiều khía cạnh. Học sinh cần hiểu rõ bản thân, tìm hiểu kĩ về các ngành nghề và chuẩn bị một kế hoạch cụ thể để đưa ra quyết định đúng đắn. Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề 8 – Tuần 1: Nghề em quan tâm (Hoạt động 1, 2).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghề em quan tâm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Xác định và kể được tên những nghề mình quan tâm.
- Chia sẻ được hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về nghề em quan tâm và cách tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề mình quan tâm.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nghề mình quan tâm thông qua các nội dung sau:
- Kể tên các nghề em quan tâm và chia sẻ hiểu biết về nghề em quan tâm.
- Chia sẻ cách em tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề em quan tâm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thông tin ngành nghề mình quan tâm và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Kể tên các nghề em quan tâm và chia sẻ hiểu biết về nghề em quan tâm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn vào bài học: “Nghề mình quan tâm là nghề mà bản thân cảm thấy hứng thú, thu hút được sự chú ý và làm mình chú ý đến nghề đó một cách thường xuyên, luôn muốn tìm hiểu và theo đuổi nghề đó.” - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm (4-6 HS/ nhóm), thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các nghề em quan tâm và chia sẻ hiểu biết về nghề em quan tâm. - GV trình chiếu cho HS xem video giới thiệu một số nghề được nhiều HS quan tâm: * Video về nghề giáo viên: https://www.youtube.com/watch?v=1Z1IvK7FgY8 (0:37 – 2:41) * Video về nghề kĩ sư hàng không: https://www.youtube.com/watch?v=oupAbzLF8ak Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, kể tên các nghề mình quan tâm và chia sẻ hiểu biết về nghề đó. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp tên các nghề HS quan tâm và sự hiểu biết về nghề đó của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Tìm hiểu nghề em quan tâm 1.1. Kể tên các nghề em quan tâm và chia sẻ hiểu biết về nghề em quan tâm - Tên những nghề em quan tâm. - Các nội dung thông tin chủ yếu về nghề em quan tâm: + Những hoạt động đặc trưng của nghề. + Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề. + Yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề. + Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn.
|
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cách em tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề em quan tâm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ cách em tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề em quan tâm. - GV gợi ý thêm câu hỏi cho HS: Cách tìm hiểu, thu thập thông tin nào em sử dụng nhiều nhất? Vì sao? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, tìm hiểu cách em tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề mình quan tâm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Khi tìm hiểu nghề, mỗi chúng ta cần phải: + Xác định được các nghề mình quan tâm. + Xác định những thông tin cần phải tìm hiểu về nghề, đó là: Các hoạt động đặc trưng của nghề, các trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề, những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn trong lao động. + Xác định được cách tìm hiểu nghề mình quan tâm: Tuỳ khả năng của bản thân và điều kiện thực tế, có thể tìm hiểu nghề mình quan tâm bằng những cách phù hợp như tìm đọc tài liệu tham khảo, sách báo, tra cứu thông tin nghề trên mạng internet, xem phim, ảnh nói về nghề, hỏi những người đã hoặc đang làm nghề, quan sát, trải nghiệm nghề,... - GV chuyển sang nội dung mới. | 1.2. Chia sẻ cách em tìm hiểu, thu thập thông tin về nghề em quan tâm - Tra cứu trên mạng. - Tìm đọc sách báo, tài liệu. - Hỏi những người đã và đang làm nghề. - Quan sát, trải nghiệm thực tế. |
Hoạt động 2: Thực hành tìm hiểu về nghề em quan tâm
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Lựa chọn được một nghề mình quan tâm để thực hành tìm hiểu về nghề đó.
- Thực hành tìm hiểu, thu thập những thông tin cơ bản về nghề mình quan tâm bằng những cách phù hợp.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành tìm hiểu về nghề em quan tâm theo các nội dung sau:
- Xác định những nghề em quan tâm và thực hành tìm hiểu thông tin cơ bản về những nghề đó.
- Thiết kế sản phẩm giới thiệu nghề em quan tâm.
c. Sản phẩm: HS thực hành tìm hiểu về nghề mình quan tâm.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Xác định những nghề em quan tâm và thực hành tìm hiểu thông tin cơ bản về những nghề đó Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4-6 HS/ nhóm). - GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Nhắc lại những nội dung thông tin cơ bản về nghề cần thu thập và cách tìm hiểu, thu thập thông tin nghề. - GV chốt lại những thông tin, dữ liệu cần tìm hiểu, thu thập: + Các hoạt động đặc trưng của nghề. + Trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của nghề. + Yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người làm nghề. + Những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm nghề em quan tâm. - GV lưu ý HS: + Để có được những thông tin, dữ liệu trên nên kết hợp thực hiện nhiều cách tìm hiểu nghề. Nếu có điều kiện, có thể đến tận nơi đang diễn ra hoạt động nghề nghiệp đó, tham quan, trải nghiệm, xin phép chụp hình một số hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động, sản phẩm của nghề để đưa vào thiết kế sản phẩm. + HS tìm những bạn có cùng nghề quan tâm với mình lập thành nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. - GV yêu cầu HS thực hiện tìm hiểu thông tin cơ bản về những nghề mình quan tâm ở nhà và báo cáo kết quả thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc thiết kế, giới thiệu sản phẩm nghề em quan tâm vào tiết học sau. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học, nhắc lại những nội dung thông tin cơ bản về nghề cần thu thập và cách tìm hiểu, thu thập thông tin nghề. ……………… | 2. Thực hành tìm hiểu về nghề em quan tâm 2.1. Xác định những nghề em quan tâm và thực hành tìm hiểu thông tin cơ bản về những nghề đó HS liên hệ bản thân, thực tế để xác định những nghề em quan tâm và thực hành tìm hiểu thông tin cơ bản về những nghề đó. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức