Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Theo định nghĩa, các hợp chất hữu cơ luôn có thành phần nguyên tố nào dưới đây?
A. Nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...
B. Gồm có C, H và các nguyên tố khác.
C. Bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
D. Thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.
Câu 2: Hợp chất hữu cơ được hiểu là hợp chất chứa carbon, ngoại trừ các hợp chất đơn giản như CO, CO₂, H₂CO₃ và các muối carbonate của kim loại. Vậy, định nghĩa đúng của hợp chất hữu cơ là:
A. Hợp chất khó tan trong nước.
B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O.
C. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại…
D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao.
Câu 3: Trong các ứng dụng của carbon trong đời sống, điều nào sau đây KHÔNG phải là một ứng dụng của carbon?
A. Làm vi mạch điện tử.
B. Làm điện cực trong pin.
C. Sản xuất ruột bút chì.
D. Sản xuất lõi lọc nước.
Câu 4: Lưu huỳnh (sulfur) được ứng dụng trong đời sống vào mục đích nào dưới đây?
A. Nhựa PVC.
B. Lưu hóa cao su là săm, lốp xe.
C. Nilon.
D. Chất tẩy rửa.
Câu 5: Chlorine thường được sử dụng để sản xuất những sản phẩm nào sau đây?
A. Sulfuric acid.
B. Lõi lọc nước.
C. Chất tẩy rửa và nhựa PVC.
D. Điện cực và ruột bút chì.
Câu 6: Đâu không phải nguyên liệu để sản xuất gang?
A. Carbon dioxide.
B. Quặng hematite.
C. Than cốc.
D. Phụ liệu đá vôi.
Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. CO2.
B. CO.
C. K2CO3.
D. CH4.
Câu 8: Dựa vào thành phần phân tử, hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại chính?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Để xác định hàm lượng C trong một mẫu họp kim Fe-C, người ta đem nung m gam hợp kim này trong không khí. Sau phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được có khối lượng tăng 28,89% so với lượng chất rắn ban đầu
Công thức hoá học của loại hợp kim trên là
A. FeC.
B. FeC2.
C. FeC3.
D. Fe3C.
Câu 10: Muốn sản xuất 5 tấn thép chứa 98% sắt, cần số tấn gang chứa 94,5% sắt là (cho hiệu suất của quá trình bằng 85%)
A. 6,0 tấn.
B. 6,1 tấn.
C. 6,2 tấn.
D. 6,3 tấn.
Câu 11: Cứ 1 tấn quặng FeCO3 hàm lượng 80% đem luyện gang (95% sắt) thì thu được 378 kg gang thành phẩm. Hiệu suất của quá trình phản ứng là:
A. 92,78%.
B. 92,88%.
C. 92,98%.
D. 92,99%.
Câu 12: Cho sơ đồ mô phỏng cấu tạo lò cao dưới đây
Khí lò cao có thành phần chủ yếu là
A. Oxygen.
B. Carbon momoxide.
C. Carbon dioxide.
D. Sulfur dioxide.
Câu 13: Vì sao phải bảo quản sodium, potassium bằng cách ngâm trong dầu hỏa?
A. Vì ngăn phản ứng với hơi nước trong không khí.
B. Vì ngăn phản ứng với CO2 trong không khí.
C. Vì chúng chỉ ở dạng rắn khi được ngâm trong dầu hỏa.
D. Vì ngăn không cho chúng bốc hơi.
Câu 14: Mặc dù hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao các kim loại Na, K, Ca, Ba không thể đẩy kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối?
A. Vì chúng ngay lập tức bay hơi khi cho vào nước.
B. Vì chúng tác dụng với nước trước tạo ra base.
C. Vì chúng ngay lập tức bị phân hủy khi tiếp xúc với nước.
D. Vì chúng không liên kết được với các gốc acid trong muối.
Câu 15: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?
A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba.
B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.
C. Mg, K, Fe, Al, Na.
D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................