Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Hoá học Chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Khi cho một viên kẽm tinh khiết ngâm trong dung dịch đồng(II) sulfate, hiện tượng quan sát được là gì?
A. Không có hiện tượng nào xảy ra.
B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.
D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.
Câu 2: Khi cho một miếng nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng(II) sulfate, bạn sẽ quan sát được hiện tượng nào?
A. không có phản ứng.
B. có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
D. có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.
Câu 3: Trong trường hợp dung dịch sẵn có chứa muối zinc sulfate bị nhiễm tạp chất FeSO₄ do nhầm lẫn, để loại bỏ ion Fe²⁺ và chỉ giữ lại dung dịch ZnSO₄, bạn nên thêm kim loại nào?
A. Cu.
B. Fe.
C. Zn.
D. Al.
Câu 4: Một miếng lá nhôm được thả vào dung dịch axit hydrochloric dư, qua phản ứng sinh ra 0,15 mol khí H₂. Tính khối lượng của nhôm đã phản ứng.
A. 1,80 g.
B. 2,70 g.
C. 4,05 g.
D. 5,40 g.
Câu 5: Cho hỗn hợp bột gồm bốn kim loại: nhôm, sắt, magiê và đồng, được trộn vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng hoàn tất, thu được một chất rắn không tan. Chất rắn đó chính là:
A. Al.
B. Fe.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 6: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là giá trị nào dưới đây?
A. 0,05M.
B. 0,0625M.
C. 0,5M.
D. 0,625M.
Câu 7: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 56,37%.
B. 57,36%.
C. 43,63%.
D. 63,43%.
Câu 8: Cho hình ảnh mô tả thí nghiệm dưới đây.
Cho các nhận định về thí nghiệm:
- Có thể thu hydrogen bằng cách đẩy không khí.
- Không nên tháo nút cao su trước khi tắt đèn cồn.
- Có thể thay dây magnesium bằng dây iron.
- Có thể để trực tiếp dây magnesium vào nước rồi đun sôi.
- Không thể dùng nước thay thế cho bông tẩm nước vì sẽ làm nước chảy tới vị trí dây magnessium
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9: Thêm đá vôi vào lò có mục đích gì trong quá trình sản xuất gang?
A. Tạo xỉ.
B. Tạo phức.
C. Chất xúc tác.
D. Tăng nhiệt độ lò.
Câu 10: Người ta có thể dễ dàng lấy được xỉ trong sản xuất gang nhờ
A. xỉ nóng chảy nặng hơn gang nên lắng xuống dưới.
B. xỉ nóng chảy rồi bay hơi thoát ra ở phía trên miệng lò.
C. xỉ nóng chảy nhẹ hơn gang nên nổi trên bề mặt, đưa ra ngoài ở cửa tháo xỉ.
D. xỉ nóng chảy tạo huyền phù trong thép, loại bỏ bằng cách lọc.
Câu 11: Vì sao có thể sử dụng chlorine để khử trùng nước sinh hoạt?
A.Chlorine có tính tẩy màu, có thể tẩy nước sinh hoạt trong hơn.
B. Chlorine khử trùng và loại bỏ kim loại độc hiệu quả.
C. Chlorine có thể loại bỏ được tất cả các kim loại nặng.
D. Chlorine có thể loại bỏ các tác nhân gây ung thư trong nước sinh hoạt.
Câu 12: Đều được cấu tạo từ nguyên tử carbon nhưng tại sao kim cương cứng, ánh kim, không dẫn điện nhưng than chì mềm, màu đen và dẫn điện?
A. Do cấu trúc mạng lưới tinh thể khác nhau.
B. Do than chì có thêm chất phụ gia.
C. Do kim cương được mài giũa tinh xảo hơn.
D. Do cấu hình electron trong kim cương và than chì khác nhau.
Câu 13: Vì sao kim loại dẫn điện tốt còn phi kim thường không dẫn điện?
A. Kim loại có số lượng electron tự do nhiều hơn phi kim.
B. Trong cấu trúc tinh thể kim loại có liên kết kim loại.
C. Phi kim không có electron tự do.
D. Cấu trúc tinh thể kim loại cho phép electron di chuyển thành dòng.
Câu 14: Vì sao kim loại dẫn nhiệt tốt hơn phi kim?
A. Các electron tự do có thể chuyển nhiệt năng nhanh chóng trong kim loại.
B. Phi kim không có electron tự do để chuyển nhiệt năng.
C. Kim loại dẫn nhiệt tốt nhờ vào điện tích hạt nhân.
D. Phi kim tồn tại ở trạng thái khí nên dẫn nhiệt kém.
Câu 15: Tại sao than hoạt tính được sử dụng làm lõi lọc nước hoặc mặt nạ phòng độc?
A. Than hoạt tính có khả năng hấp thụ.
B. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ.
C. Than hoạt tính có thể tác dụng với các chất độc.
D. Than hoạt tính có thể loại bỏ kim loại nặng trong nước.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................