Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Tiến hóa sinh học là

A. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của cá thể sinh vật qua các thế hệ tế bào nối tiếp nhau theo thời gian.

B. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

C. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

D. quá trình thay đổi đặc trưng của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

Câu 2: Loài ngựa hiện đại ngày nay là

A. Eohippus.

B. Pliohippus

C. Equus.

D. Merychippus.

Câu 3: Mục đích của chọn lọc nhân tạo là

A. phục vụ nhu cầu kinh tế và thị hiếu thẩm mĩ của con người.

B. tạo ra các loài sinh vật mới hoàn toàn không có trong tự nhiên.

C. thay đổi hoàn toàn các đặc tính di truyền của các loài sinh vật.

D. giúp các loài sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 4: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu sau:

“... là quá trình con người chủ động làm biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những … mong muốn.”

A. Chọn lọc tự nhiên - đặc tính. 

B. Chọn lọc nhân tạo - đặc điểm.

C. Chọn lọc tự nhiên - đặc điểm. 

D. Chọn lọc nhân tạo - đặc tính.

Câu 5: Điền vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau:

“Trong trồng trọt và chăn nuôi, con người đã tiến hành đào thải các cá thể mang …; đồng thời, tích lũy những … phù hợp với mục đích của con người.”

A. tính trạng xấu hoặc không tốt - tính trạng tốt.

B. biến dị có hại hoặc không có lợi - biến dị có lợi.

C. tính trạng tốt - tính trạng xấu hoặc không tốt.

D. biến dị có lợi - biến dị có hại hoặc không có lợi.

Câu 6: Kết quả của sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hoặc cây trồng theo nhiều hướng khác nhau:

A. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.

B. tạo ra một giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.

C. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.

D. tạo ra một giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.

Câu 7: Quá trình phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể được gọi là

A. chọn lọc nhân tạo. 

B. chọn lọc cá thể.

C. chọn lọc hàng loạt. 

D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 8: Theo Lamarck, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của sinh giới?

A. Ngoại cảnh. 

B. Biến dị có hại.

C. Biến dị có lợi. 

D. Vật chất di truyền.

Câu 9: Theo Lamarck, ngoại cảnh tác động tới quá trình tiến hóa thông qua việc

A. đào thải và tích lũy các biến dị phát sinh trong đời sống.

B. đào thải và di truyền các biến dị phát sinh trong đời sống.

C. tích lũy và di truyền các biến dị phát sinh trong đời sống.

D. tích lũy và thích nghi của các biến dị phát sinh trong đời sống.

Câu 10: Lamarck cho rằng loài người là loài động vật cao cấp nhất, được tiến hóa từ

A. loài khỉ bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.

B. loài tinh tinh bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.

C. loài đười ươi bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.

D. loài vượn bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.

Câu 11: Theo quan điểm của Lamarck, sinh vật tích lũy được các biến đổi để thích ứng với các môi trường mới, tạo nên sự tiến hóa “tiệm tiến”, từ đó hình thành các loài mới là nhờ

A. sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của sinh vật.

B. sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống.

C. sự thay đổi một cách nhanh chóng và liên tục của sinh vật.

D. sự thay đổi một cách nhanh chóng và liên tục của môi trường sống.

Câu 12: Tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” (on the Origin of Species) là

A. C. Darwin.

B. J. B. Lamarck.

C. G. Mendel.

D. M. Kimura.

Câu 13: Theo quan điểm của Darwin, nguyên nhân của sự tiến hóa là do

A. sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính.

B. tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể.

C. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

D. tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập tính ở động vật trong thời gian dài.

Câu 14: Người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể là

A. C. Darwin.

B. J. B. Lamarck.

C. G. Mendel.

D. M. Kimura.

Câu 15: Giả thuyết Oparin – Haldane đã cho rằng hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường

A. tổng hợp hóa học từ CO2 và nước nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại,...

B. tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại,...

C. tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sinh học.

D. tổng hợp hóa học từ CO2 và nước nhờ nguồn năng lượng từ sinh học.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Chọn lọc nhân tạo đã tạo ra sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về chọn lọc nhân tạo?

a) Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động lựa chọn các cá thể có đặc điểm mong muốn để nhân giống.

b) Mục đích của chọn lọc nhân tạo là tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt.

c) Chọn lọc nhân tạo chỉ diễn ra ở động vật và không xảy ra ở thực vật.

d) Chọn lọc nhân tạo là quá trình diễn ra một cách ngẫu nhiên.

Câu 2:  Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về quan điểm của Lamarck về cơ chế tiến hóa?

a) Lamarck cho rằng ngoại cảnh không có vai trò gì trong quá trình tiến hóa của sinh vật.

b) Theo Lamarck, các biến dị phát sinh trong đời sống có thể di truyền được.

c) Do hạn chế về nền tảng khoa học đương thời, Lamarck chưa giải thích được đầy đủ cơ chế hình thành loài mới.

d) Lamarck cho rằng loài người tiến hóa từ loài vượn bốn tay do thay đổi tập tính.

Câu 3:  ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay