Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

BÀI 43: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

(62 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (35 CÂU)

Câu 1: Tế bào nào có khả năng nguyên phân?

  1. Tế bào soma, tế bào sinh dục sơ khai. B. Tế bào soma, tế bào hồng cầu.
  2. Tế bào hồng cầu, tế bào sinh dục chín. D. Tế bào soma, tế bào sinh dục chín.

Câu 2: Nguyên phân là

  1. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân sơ.
  2. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân thực.
  3. một hình thức phân chia của tế bào ở tất cả các sinh vật.
  4. một hình thức phân chia của tế bào ở nguyên sinh vật.

Câu 3: Nguyên phân gồm

  1. phân chia nhân và phân chia bào quan.
  2. phân chia tế bào chất và phân chia bào quan.
  3. phân chia nhân và phân chia tế bào chất.
  4. phân chia nhiễm sắc thể và phân chia tế bào chất.

Câu 4: DNA và nhiễm sắc thể trong tế bào được nhân đôi ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì trung gian.

Câu 5: Giai đoạn phân chia nhân gồm mấy kì?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 6: Diễn biến các kì trong phân chia nhân theo thứ tự:

  1. kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối. B. kì đầu, kì giữa, kì cuối, kì sau.
  2. kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. D. kì đầu, kì cuối, kì giữa, kì sau.

Câu 7: Phân chia tế bào chất diễn ra đồng thời với kì nào của phân chia nhân?

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Câu 8: Các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Đây là đặc điểm ở kì nào trong nguyên phân?

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 9: Ở kì giữa của nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

A. 1 hàng.

B. 2 hàng.

C. 3 hàng.

D. 4 hàng.

Câu 10: Kết quả của quá trình nguyên phân là

  1. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và khác tế bào mẹ.
  2. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.
  3. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST n giống nhau và khác tế bào mẹ.
  4. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST n khác nhau và khác tế bào mẹ.

Câu 11: Giảm phân là

  1. hình thức phân chia của các tế bào sinh dục trong thời kì chín để tạo nên các hợp tử.
  2. hình thức phân chia của các tế bào sinh dục trong thời kì chín để tạo nên các tế bào.
  3. hình thức phân chia của các tế bào sinh dục trong thời kì chín để tạo nên các giao tử.
  4. hình thức phân chia của các tế bào sinh dục trong thời kì chín để tạo nên các phôi.

Câu 12: Giảm phân gồm mấy lần phân bào liên tiếp?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 13: Giảm phân gồm

  1. 1 lần nhân đôi DNA và NST, 1 lần phân bào.
  2. 1 lần nhân đôi DNA và NST, 2 lần phân bào.
  3. 2 lần nhân đôi DNA và NST, 1 lần phân bào.
  4. 2 lần nhân đôi DNA và NST, 2 lần phân bào.

Câu 14: Quá trình nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể chỉ diễn ra ở

  1. kì đầu lần phân bào I. B. kì đầu lần phân bào II.
  2. kì trung gian trước lần phân bào II. D. kì trung gian trước lần phân bào I.

Câu 15: Mỗi lần phân bào diễn ra gồm bốn kì lần lượt theo thứ tự:

  1. kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối. B. kì đầu, kì giữa, kì cuối, kì sau.
  2. kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối. D. kì đầu, kì cuối, kì giữa, kì sau.

Câu 16: Các NST kép co xoắn, trong mỗi cặp NST kép tương đồng diễn ra quá trình tiếp hợp giữa hai chromatid khác nguồn gốc và có thể trao đổi chéo. Đây là đặc điểm của

A. kì đầu I.

B. kì đầu II.

C. kì giữa I.

D. kì giữa II.

Câu 17: Ở kì giữa I của quá trình giảm phân, các cặp NST kép tương đồng xếp thành mấy hàng ở mặt phẳng xích đạo?

A. 1 hàng.

B. 2 hàng.

C. 3 hàng.

D. 4 hàng.

Câu 18: Hiện tượng mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực của tế bào diễn ra ở

A. kì giữa I.

B. kì sau I.

C. kì giữa II.

D. kì sau II.

Câu 19: Kết thúc giảm phân I thu được

  1. 4 tế bào, NST ở trạng thái kép. B. 2 tế bào, các NST ở trạng thái đơn.
  2. 2 tế bào, NST ở trạng thái kép. D. 4 tế bào, các NST ở trạng thái đơn.

Câu 20: Ở kì giữa II, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

A. 1 hàng.

B. 2 hàng.

C. 3 hàng.

D. 4 hàng.

Câu 21: Các chromatid tách nhau đi về hai hai cực của tế bào là đặc điểm của kì nào trong quá trình giảm phân?

  1. Kì sau giảm phân I. B. Kì cuối giảm phân I.
  2. Kì cuối giảm phân II. D. Kì sau giảm phân II.

Câu 22: Qua giảm phân, từ 1 tế bào ban đầu tạo ra mấy tế bào con?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 23: Các tế bào con tạo ra qua giảm phân có bộ NST như thế nào so với tế bào ban đầu?

  1. Giống hoàn toàn tế bào ban đầu. B. Giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
  2. Gấp đôi so với tế bào ban đầu. D. Gấp ba lần so với tế bào ban đầu.

Câu 24: Sự kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có ý nghĩa gì?

  1. Góp phần duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính.
  2. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, thay thế tế bào già hoặc tế bào bị tổn thương.
  3. Góp phần duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ ở những loài sinh sản vô tính.
  4. Cơ sở tế bào học của các phương pháp nhân giống vô tính giúp nhân nhanh giống cây trồng, phục vụ cho nghiên cứu và y học.

Câu 25: Vị trí (1), (2), (3) trong hình dưới đây là

  1. nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. B. thụ tinh, giảm phân, nguyên phân.
  2. nguyên phân, thụ tinh, giảm phân. D. giảm phân, thụ tinh, nguyên phân.

Câu 26: Nhờ sự trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể trong kì đầu của giảm phân I, sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể trong giảm phân II đã tạo nên

  1. các loại hợp tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
  2. các loại hợp tử giống nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
  3. các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
  4. các loại giao tử giống nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.

Câu 27: Đâu là ứng dụng của giảm phân trong thực tiễn?

  1. Nuôi cấy tế bào, mô, cơ quan của động vật và người.
  2. Lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp ở các giống cây trồng, vật nuôi.
  3. Nhân nhanh các giống cây trồng có đặc tính tốt.
  4. Tạo giống côn trùng bất thụ để thực hiện kiểm soát sinh học.

Câu 28: Dựa vào đâu các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể là cơ sở cho sự di truyền của các gene?

  1. Nhờ việc xác định được vị trí của NST trong tế bào cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân.
  2. Nhờ việc xác định được vị trí của NST trong tế bào cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  3. Nhờ việc xác định được vị trí của gene trên NST cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  4. Nhờ việc xác định được vị trí của gene trên NST cùng với cơ chế của quá trình nguyên phân.

Câu 29: Trong tế bào, các nhiễm sắc thể được chia thành hai loại:

  1. nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
  2. nhiễm sắc thể lưỡng bội và nhiễm sắc thể đơn bội.
  3. nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể đơn bội.
  4. nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể lưỡng bội.

Câu 30: Nhiễm sắc thể thường có đặc điểm

  1. mang các gene quy định tính trạng giới tính, tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.
  2. mang các gene quy định tính trạng thường, tồn tại thành từng cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.
  3. mang các gene quy định tính trạng giới tính, tồn tại thành từng cặp không tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.
  4. mang các gene quy định tính trạng thường, tồn tại thành từng cặp không tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.

Câu 31: Ở một số loài côn trùng như châu chấu, cào cào, gián,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  1. giới đực XY, giới cái XX. B. giới đực XX, giới cái XY.
  2. giới đực XY, giới cái XO. D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 32: Ở một số loài lưỡng cư, bò sát, chim, bướm,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  1. giới đực XY, giới cái XX. B. giới đực XX, giới cái XY.
  2. giới đực XY, giới cái XO. D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 33: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  1. giới đực XY, giới cái XX. B. giới đực XX, giới cái XY.
  2. giới đực XY, giới cái XO. D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 34: Di truyền liên kết là

  1. hiện tượng các nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau di truyền cùng nhau.
  2. hiện tượng một nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau di truyền cùng nhau.
  3. hiện tượng một nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.
  4. hiện tượng các nhóm tính trạng được quy định bởi các gene nằm trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau.

Câu 35: Di truyền liên kết có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?

  1. Góp phần duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính.
  2. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, thay thế tế bào già hoặc tế bào bị tổn thương.
  3. Góp phần duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ ở những loài sinh sản vô tính.
  4. Đảm bảo sự di truyền ổn định của từng nhóm tính trạng ở sinh vật.

2. THÔNG HIỂU (20 CÂU)

Câu 1: Hoạt động nhân đôi của NST có cơ sở từ

  1. sự nhân đôi của tế bào chất. B. sự nhân đôi của NST đơn.
  2. sự nhân đôi của nhiễm sắc tử. D. sự nhân đôi của DNA.

Câu 2: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở

A. kì đầu.

B. kì giữa.

C. kì sau.

D. kì cuối.

Câu 3: Một tế bào có 2n = 14. Số NST của tế bào ở kì sau là

A. 14.

B. 28.

C. 7.

D. 42.

Câu 4: Trong quá trình phân chia nhân, thoi phân bào có vai trò gì?

  1. Giúp nhiễm sắc thể di chuyển đến mặt phẳng xích đạo của tế bào.
  2. Giúp nhiễm sắc thể di chuyển về một cực của tế bào trong quá trình phân bào.
  3. Giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
  4. Giúp cố định nhiễm sắc thể ở bên trong nhân tế bào.

Câu 5: Cho các nội dung sau:

(1) Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính.

(2) Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ.

(3) Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

(4) Thay thế tế bào già hoặc bị tổn thương, tái sinh các mô và cơ quan của cơ thể.

(5) Tạo nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Có bao nhiêu nội dung đúng về ý nghĩa của nguyên phân?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 6: Ứng dụng nguyên phân vào các phương pháp nhân giống vô tính nhằm mục đích gì?

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 43: Di truyền nhiễm sắc thể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay