Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Bài 47: Cơ chế tiến hoá
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 47: Cơ chế tiến hoá. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
BÀI 47: CƠ CHẾ TIẾN HÓA
(31 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (18 CÂU)
Câu 1: Theo Lamarck, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của sinh giới?
- Ngoại cảnh. B. Biến dị có hại.
- Biến dị có lợi. D. Vật chất di truyền.
Câu 2: Theo Lamarck, ngoại cảnh tác động tới quá trình tiến hóa thông qua việc
- đào thải và tích lũy các biến dị phát sinh trong đời sống.
- đào thải và di truyền các biến dị phát sinh trong đời sống.
- tích lũy và di truyền các biến dị phát sinh trong đời sống.
- tích lũy và thích nghi của các biến dị phát sinh trong đời sống.
Câu 3: Lamarck cho rằng loài người là loài động vật cao cấp nhất, được tiến hóa từ
- loài khỉ bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.
- loài tinh tinh bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.
- loài đười ươi bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.
- loài vượn bốn tay do bỏ tập tính leo trèo chuyển sang sống trên mặt đất.
Câu 4: Theo quan điểm của Lamarck, sinh vật tích lũy được các biến đổi để thích ứng với các môi trường mới, tạo nên sự tiến hóa “tiệm tiến”, từ đó hình thành các loài mới là nhờ
- sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của sinh vật.
- sự thay đổi một cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống.
- sự thay đổi một cách nhanh chóng và liên tục của sinh vật.
- sự thay đổi một cách nhanh chóng và liên tục của môi trường sống.
Câu 5: Tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” (on the Origin of Species) là
A. C. Darwin. |
B. J. B. Lamarck. |
C. G. Mendel. |
D. M. Kimura. |
Câu 6: Theo quan điểm của Darwin, nguyên nhân của sự tiến hóa là do
- sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính.
- tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể.
- chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
- tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập tính ở động vật trong thời gian dài.
Câu 7: Người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể là
A. C. Darwin. |
B. J. B. Lamarck. |
C. G. Mendel. |
D. M. Kimura. |
Câu 8: Theo Darwin, nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và đấu tranh sinh tồn, tạo động lực để tiến hóa diễn ra liên tục là
- biến dị cá thể. B. chọn lọc tự nhiên.
- chọn lọc nhân tạo. D. ngoại cảnh.
Câu 9: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là gì?
- Chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
- Chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
- Chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
- Chưa có quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
Câu 10: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tiến hóa là
- chọn lọc tự nhiên. B. ngoại cảnh.
- biến dị cá thể. D. biến dị di truyền.
Câu 11: Các nhân tố tiến hóa gồm:
- đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
- đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
- đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
- đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
Câu 12: Nhân tố tiến hóa nào làm tăng tần số allele đột biến dẫn đến thay đổi tần số của các allele trong quần thể, tạo nguyên liệu cho tiến hóa?
- Đột biến. B. Di – nhập gene.
- Yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 13: Sự lan truyền từ quần thể này sang quần thể khác làm thay đổi thành phần kiểu gene của cả hai quần thể được gọi là
- đột biến. B. di – nhập gene.
- yếu tố ngẫu nhiên. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 14: Yếu tố ngẫu nhiên trong quá trình tiến hóa có đặc điểm
- làm tăng tần số allele đột biến dẫn đến thay đổi tần số của các allele trong quần thể.
- làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể nhận và quần thể gốc.
- làm thay đổi tần số tương đối của các allele trong quần thể một cách đột ngột.
- không làm thay đổi thành phần allele của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể.
Câu 15: Nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi thành phần allele của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gene của quần thể?
- Chọn lọc tự nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
- Di – nhập gene. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 16: Nhân tố tiến hóa nào phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gene khác nhau trong quần thể?
- Chọn lọc tự nhiên. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
- Di – nhập gene. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 17: Cơ chế duy nhất và liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi là
- đột biến. B. yếu tố ngẫu nhiên.
- chọn lọc tự nhiên. D. di – nhập gene.
Câu 18: Tiến hóa nhỏ có đặc điểm
- quy mô rộng lớn, thời gian địa chất dài.
- phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
- kết quả là hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài.
- thường được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu học so sánh, địa lí sinh vật,...
2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Theo Lamarck, những nguyên nhân dẫn đến sự tiến hóa là:
(1) Bản thân mỗi loài sinh vật có xu hướng vươn tới sự hoàn thiện.
(2) Đặc tính biến dị di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
(3) Những biến đổi trong đời sống của cá thể sinh vật để thích nghi với điều kiện sống thay đổi đều có thể di truyền cho thế hệ sau.
(4) Loài mới được hình thành từ loài tổ tiên thông qua việc tích lũy dần các tính trạng thích nghi.
A. (1), (2). |
B. (1), (3). |
C. (2), (3). |
D. (2), (4). |
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai về quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa?
- Biến dị là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài.
- Những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất.
- Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể.
- Các loài được hình thành từ tổ tiên chung.
Câu 3: Cho các nhận xét sau:
1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
2) Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.
4) Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
5) Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gene của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.
6) Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.
7) Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.
8) Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
...
=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 47: Cơ chế tiến hóa