Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Bài 38: Đột biến gene

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 38: Đột biến gene. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

BÀI 38: ĐỘT BIẾN GENE

(24 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotide được gọi là

  1. đột biến gene. B. đột biến nhiễm sắc thể.
  2. Đột biến nucleotide. D. đột biến điểm.

Câu 2: Mức độ đột biến gene có thể xảy ra ở

  1. một cặp nucleotide. B. một hay một vài cặp nucleotide.
  2. hai cặp nucleotide. D. toàn bộ phân tử DNA.

Câu 3: Đột biến điểm là

  1. đột biến xảy ra liên quan đến một vài cặp nucleotide.
  2. đột biến xảy ra liên quan đến hai cặp nucleotide.
  3. đột biến xảy ra liên quan đến toàn bộ phân tử DNA.
  4. đột biến xảy ra liên quan đến một cặp nucleotide.

Câu 4: Ý nghĩa của đột biến gene trong trồng trọt và chăn nuôi là

  1. gây đột biến nhân tạo về đột biến gene để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người.
  2. gây đột biến nhân tạo về đột biến gene để tăng sức sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi.
  3. gây đột biến nhân tạo về đột biến gene để tăng chiều cao của cây trồng và vật nuôi.
  4. gây đột biến nhân tạo về đột biến gene để làm cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn.

Câu 5: Đột biến điểm có các dạng

  1. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
  2. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
  3. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
  4. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.

Câu 6: Mức độ gây hại của gene đột biến phụ thuộc vào

  1. loại đột biến, tổ hợp gene, cường độ đột biến.
  2. số lượng đột biến, cường độ đột biến, môi trường.
  3. loại đột biến, tổ hợp gene, môi trường.
  4. số lượng đột biến, khả năng thích nghi của sinh vật.

2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)

Câu 1: Trường hợp gene cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C thì số liên kết hydrogen trong gene sẽ thay đổi như thế nào?

A. Giảm 1.

B. Tăng 1.

C. Tăng 2.

D. Giảm 2.

Câu 2: Đột biến không làm thay đổi số nucleotide nhưng làm thay đổi một liên kết hydrogen trong gene. Đó là dạng đột biến

  1. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide khác loại.
  2. thay thế một cặp nucleotide bằng một cặp nucleotide cùng loại.
  3. thêm một cặp A – T.
  4. Mất một cặp G – C.

Câu 3: Nội dung nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  1. Trong các loại đột biến tự nhiên, đột biến gene có vai trò chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
  2. Khi vừa được phát sinh, các đột biến gene sẽ được biểu hiện ngay kiểu hình và gọi là thể đột biến.
  3. Đột biến gene là loại đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
  4. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua sinh sản hữu tính.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  1. Đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene.
  2. Đột biến gene là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  3. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc vô hại.
  4. Đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

Câu 5: Đột biến nào sau đây xảy ra trên gene không làm thay đổi số nucleotide của gene nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hydrogen trong gene?

  1. Mất một cặp nucleotide.
  2. Thêm một cặp nucleotide.
  3. Thay cặp nucleotide A – T bằng cặp T – A.
  4. Thay cặp nucleotide A – T bằng cặp G – C.

Câu 6: Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotide thì chiều dài của gene giảm đi bao nhiêu?

A. 3 Å.

B. 3,4 Å.

C. 6 Å.

D. 6,8 Å.

Câu 7: Đột biến dạng thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác

  1. làm tăng ít nhất 2 liên kết hydrogen.
  2. làm giảm tối đa 3 liên kết hydrogen.
  3. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hydrogen.
  4. làm tăng hoặc giảm một số liên kết hydrogen.

Câu 8: Một gene bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gene không thay đổi. Dạng đột biến có thể xảy ra đối với gene trên là

  1. thay thế một cặp A – T bằng một cắp T – A.
  2. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.
  3. mất một cặp T – A.
  4. thêm một cặp T – A.

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Một gene ở sinh vật nhân thực có tổng số nucleotide là 3000. Số nucleotide loại A chiếm 25% tổng số nucleotide của gene. Gene bị đột biến điểm thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. Tổng số liên kết hydrogen của gene sau đột biến là

A. 3749.

B. 3751.

C. 3009.

D. 3501.

Câu 2: Một gene có 300 nucleotide, trong đó A = 2G. Nếu gene bị đột biến thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T thì số nucleotide loại G của gene sẽ là

A. 1000.

B. 501.

C. 499.

D. 498.

Câu 3: Một gene có tỉ lệ A + T/G + C = 2/3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gene nhưng tỉ lệ A + T/G + C = 65,2%. Đây là dạng đột biến

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 38: Đột biến gene

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay