Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Ôn tập chủ đề 12

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Ôn tập chủ đề 12. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 12

(51 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)

Câu 1: Điền từ còn thiếu để hoàn thành câu sau:

“... là quá trình con người chủ động làm biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những … mong muốn.”

  1. Chọn lọc tự nhiên - đặc tính. B. Chọn lọc nhân tạo - đặc điểm.
  2. Chọn lọc tự nhiên - đặc điểm. D. Chọn lọc nhân tạo - đặc tính.

Câu 2: Kết quả của sự chọn lọc tiến hành trên cùng một đối tượng vật nuôi hoặc cây trồng theo nhiều hướng khác nhau:

  1. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.
  2. tạo ra một giống mang các đặc điểm khác nhau từ một vài dạng ban đầu.
  3. tạo ra nhiều giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.
  4. tạo ra một giống mang các đặc điểm giống nhau từ một vài dạng ban đầu.

Câu 3: Cơ sở của chọn lọc tự nhiên là

  1. đặc tính biến dị và thích nghi của sinh vật.
  2. đặc tính di truyền và thích nghi của sinh vật.
  3. đặc tính biến dị và sinh sản của sinh vật.
  4. đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

Câu 4: Chọn lọc tự nhiên gồm hai quá trình song song là

  1. đào thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
  2. đảo thải các biến dị bất lợi và tích lũy các biến dị có lợi cho con người.
  3. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho sinh vật.
  4. đào thải các biến dị có lợi và tích lũy các biến dị bất lợi cho con người.

Câu 5: Tiến hóa sinh học là

  1. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của cá thể sinh vật qua các thế hệ tế bào nối tiếp nhau theo thời gian.
  2. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  3. quá trình thay đổi đặc tính di truyền của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.
  4. quá trình thay đổi đặc trưng của quần xã sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian.

Câu 6: Theo Lamarck, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng đối với sự tiến hóa của sinh giới?

  1. Ngoại cảnh. B. Biến dị có hại.
  2. Biến dị có lợi. D. Vật chất di truyền.

Câu 7: Theo quan điểm của Darwin, nguyên nhân của sự tiến hóa là do

  1. sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính.
  2. tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể.
  3. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  4. tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập tính ở động vật trong thời gian dài.

Câu 8: Người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể

A. C. Darwin.

B. J. B. Lamarck.

C. G. Mendel.

D. M. Kimura.

Câu 9: Các nhân tố tiến hóa gồm:

  1. đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.
  2. đột biến, di nhập gene, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
  3. đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên.
  4. đột biến, di nhập gene, ngoại cảnh, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc nhân tạo.

Câu 10: Tiến hóa nhỏ có đặc điểm

  1. quy mô rộng lớn, thời gian địa chất dài.
  2. phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn.
  3. kết quả là hình thành loài mới và các nhóm phân loại trên loài.
  4. thường được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu cổ sinh vật học, giải phẫu học so sánh, địa lí sinh vật,...

Câu 11: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất qua các giai đoạn:

  1. Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
  2. Tiến hóa hóa học → tiền hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học.
  3. Tiến hóa sinh học → tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học.
  4. Tiến hóa sinh học → tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học.

Câu 12: Tế bào nguyên thủy được hình thành trong giai đoạn

  1. tiến hóa tiền hóa học. B. tiến hóa hóa học.
  2. tiến hóa tiền sinh học. D. tiến hóa sinh học.

Câu 13: Trong giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào nhân sơ đơn giản được hình từ các tế bào nguyên thủy dưới tác động của nhân tố tiến hóa nào?

  1. Đột biến. B. Yếu tố ngẫu nhiên.
  2. Di – nhập gene. D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 14: Nhóm người nào bắt đầu biết sử dụng lửa trong sinh hoạt?

  1. Vượn người phương nam. B. Người đứng thẳng.
  2. Người Neanderthal. D. Người hiện đại.

Câu 15: Sự phát sinh và tiến hóa của loài người do nhân tố nào quyết định?

  1. Nhân tố sinh học. B. Nhân tố xã hội.
  2. Nhân tố hóa học. D. Nhân tố tôn giáo.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các nội dung sau đây để hoàn thành quá trình hình thành đặc điểm thích nghi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên:

(1) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi.

(2) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể.

(3) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài.

(4) Sự cạnh tranh về khả năng ngụy trang giữa các cá thể mang các kiểu hình khác nhau.

  1. (1) → (2) → (3) → (4). B. (3) → (1) → (4) → (2).
  2. (2) → (4) → (1) → (3). D. (4) → (3) → (2) → (1).

Câu 2: Cho một số giống cây trồng sau đây: (1) Súp lơ trắng; 2) Bắp cải; 3) Cần tây; 4) Su hào; 5) Hành lá. Có bao nhiêu giống cây trồng được tạo ra do chọn lọc nhân tạo từ cây cải dại?

A. 1. 

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây sai về quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa?

  1. Biến dị là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài.
  2. Những sinh vật to lớn nhất là những sinh vật có điều kiện sinh tồn tốt nhất.
  3. Darwin là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể.
  4. Các loài được hình thành từ tổ tiên chung.

Câu 4: Trong các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét sai về quan điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?

1) Đột biến gene và di – nhập gene đều tạo ra vốn gene phong phú cho quần thể.

2) Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gene đều làm nghèo vốn gene quần thể.

3) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

4) Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số allele của quần thể một cách chậm chạp.

5) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele một cách đột ngột.

6) Đột biến làm thay đổi tần số allele chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số allele nhanh nhất.

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 12

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay