Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Ôn tập chủ đề 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Ôn tập chủ đề 11. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11

(51 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (21 CÂU)

Câu 1: Sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

A. sinh sản.

B. di truyền.

C. biến dị.

C. phát triển.

Câu 2: Đặc điểm di truyền ở những sinh vật sinh sản vô tính là

  1. cá thể con là những bản sao y hệt mẹ của chúng.
  2. cá thể con kế thừa gene từ cả bố và mẹ.
  3. cá thể con có một phần gene từ bố và một phần từ mẹ.
  4. cá thể con được tạo ra thông qua sự tổ hợp lại các gene của bố, mẹ.

Câu 3: Tính trạng tương phản là

  1. hai trạng thái biểu hiện khác nhau của nhiều tính trạng
  2. hai trạng thái biểu hiện tương đồng nhau của cùng một loại tính trạng.
  3. hai trạng thái biểu hiện khác nhau cùng một loại tính trạng.
  4. hai trạng thái biểu hiện khác nhau của nhiều tính trạng.

Câu 4: Trong di truyền học, kí hiệu F1

  1. kí hiệu phép lai. B. kí hiệu giao tử.
  2. kí hiệu cặp bố mẹ xuất phát. D. kí hiệu thế hệ con đời thứ nhất.

Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo nên DNA có kí hiệu là

A. A, U, G, C.

B. A, T, G, C.

C. A, D, R, T.

D. U, R, D, C.

Câu 6: Nucleotide loại nào không có trong cấu trúc của phân tử RNA?

A. Adenine.

B. Uracil.

C. Thymine.

D. Cytosine.

Câu 7: Đột biến điểm có các dạng

  1. mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
  2. mất, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.
  3. mất, thêm một hoặc vài cặp nucleotide.
  4. thêm, thay thế một hoặc vài cặp nucleotide.

Câu 8: Những biến đổi trong cấu trúc của gene, thường liên quan đến một hoặc một vài cặp nucleotide được gọi là

  1. đột biến gene. B. đột biến nhiễm sắc thể.
  2. Đột biến nucleotide. D. đột biến điểm.

Câu 9: Enzyme DNA polymerase có vai trò gì trong quá trình tái bản DNA?

  1. Lắp ghép các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch làm khuôn.
  2. Duy trì liên kết hydrogen giữa các nucleotide của phân tử DNA.
  3. Tín hiệu khởi đầu quá trình tái bản DNA ở một chạc sao chép.
  4. Phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn.

Câu 10: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  1. A liên kết với T, G liên kết với C. B. A liên kết với U, G liên kết với C.
  2. A liên kết với G, T liên kết với C. D. A liên kết với C, G liên kết với T.

Câu 11: Những thành phần nào tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

  1. mRNA, rRNA, tRNA và các amino acid, ribosome.
  2. ribosome, mRNA, các amino acid và tRNA tương ứng.
  3. DNA polymerase, ribosome, các amino acid và mRNA.
  4. RNA polymerase, RNA polymerase, mRNA và ribosome.

Câu 12: Phân tử nào sau đây biểu hiện thành tính trạng của cơ thể?

A. mRNA.

B. DNA.

C. Protein.

D. Ribosome.

Câu 13: Sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật là

  1. gene (DNA) – mRNA – protein – tính trạng.
  2. gene DNA – protein – mRNA – tính trạng.
  3. mRNA – gene (DNA) – protein – tính trạng.
  4. protein – gene (DNA) – mRNA – tính trạng.

Câu 14: NST được cấu tạo gồm những thành phần nào?

  1. Protein histone. B. Phân tử DNA.
  2. Phân tử DNA và protein histone. D. Amino acid và protein histone.

Câu 15: Đột biến nhiễm sắc thể là

  1. sự biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của nhiễm sắc thể.
  2. sự biến đổi trong hình dạng hoặc cấu trúc của nhiễm sắc thể.
  3. sự biến đổi trong hình dạng hoặc số lượng của nhiễm sắc thể.
  4. sự biến đổi trong cấu trúc hoặc trật tự sắp xếp của nhiễm sắc thể trong tế bào.

Câu 16: Nguyên phân là

  1. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân sơ.
  2. một hình thức phân chia của tế bào ở sinh vật nhân thực.
  3. một hình thức phân chia của tế bào ở tất cả các sinh vật.
  4. một hình thức phân chia của tế bào ở nguyên sinh vật.

Câu 17: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  1. giới đực XY, giới cái XX. B. giới đực XX, giới cái XY.
  2. giới đực XY, giới cái XO. D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 18: Những bất thường bẩm sinh có thể biểu hiện trong quá trình phát triển phôi thai, ngay từ khi mới sinh hoặc ở giai đoạn muộn hơn được gọi là

  1. bệnh di truyền. B. tật di truyền.
  2. rối loạn di truyền. D. rối loạn bẩm sinh.

Câu 19: Trên thế giới, đối với sinh sản tự nhiên tỉ lệ nam : nữ ở giai đoạn sơ sinh là bao nhiêu?

A. 1 : 1.

B. 2 : 1.

C. 1,12 : 1.

D. 1,05 : 1.

Câu 20: Ứng dụng nào của công nghệ di truyền đạt giải Nobel trong lĩnh vực Sinh lí học hoặc Y học năm 2023?

  1. Sử dụng vi khuẩn E.coli mang gene mã hóa protein insulin của người để sản xuất insulin cho người bệnh tiểu đường.
  2. Ứng dụng công nghệ mRNA trong sản xuất vaccine phòng chống COVID-19.
  3. Ứng dụng kĩ thuật liệu pháp gene để thay thế gene bệnh bằng tổ gene bình thường nhằm điều trị bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID.
  4. Phân tích DNA giúp xác định quan hệ họ hàng hoặc danh tính nạn nhân/tội phạm.

Câu 21: Việc làm nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

  1. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật. B. Ghép nội tạng ở người.
  2. Nhân bản vô tính động vật. D. Chẩn đoán giới tính thai nhi.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây được gọi là biến dị?

  1. Bố và mẹ tóc đen, sinh ra con tóc đen.
  2. Bố và mẹ thuận tay phải, sinh ra con thuận tay trái.
  3. Bố và mẹ da nhóm máu O, sinh ra con nhóm máu O.
  4. Bố và mẹ có chiều cao thấp, sinh ra con thấp.

Câu 2: Những sinh vật nào sau đây có khả năng sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con là bản sao y hệt mẹ của chúng?

1. Vi khuẩn;

2. Thủy tức;

3. Amip;

4. Ba ba;

5. San hô;

6. Hải cẩu;

7. Chim sẻ;

8. Rêu;

  1. 1, 3, 4, 6, 7. B. 1, 2, 3, 5, 6.
  2. 1, 4, 6, 7, 8. D. 1, 2, 3, 5, 8.

Câu 3: Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Men đen?

  1. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
  2. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
  3. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
  4. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.

Câu 4: Quan sát hình ảnh và cho biết thế hệ con đời thứ hai có kiểu hình gì?

  1. 100% cây hoa tím nhạt. B. 50% cây hoa tím, 50% cây hoa trắng.
  2. 75% cây hoa tím, 25% cây hoa trắng. D. 100% cây hoa tím.

Câu 5: Mạch khuôn của gene có trình tự nucleotide là …–TGCAAGTACT–...

Dựa trên nguyên tắc bổ sung, trình tự các nucleotide của mạch còn lại là

  1. …– ACGTTCATGA–... B. …– AGCTTCATGA–...
  2. …– ACGTTCTAGA–... D. …– ACGTTCATCT–...

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  1. Đột biến gene luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gene.
  2. Đột biến gene là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  3. Đột biến gene có thể có lợi, có hại hoặc vô hại.
  4. Đột biến gene có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

Câu 7: Trình tự nào sau đây phù hợp với trình tự các nucleotide được phiên mã từ một gene có đoạn mạch bổ sung là AGCXTTAGCA?

  1. AGCUUAGCA. B. UCGAAUCGU.
  2. TCGAATCGT. D. AGCTTAGCA.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa gene và protein?

  1. Trình tự các nucleotide trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình phiên mã.
  2. Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA được dịch mã thành trình tự các amino acid trên phân tử protein.
  3. Protein biểu hiện thành tính trạng thông qua việc tham gia vào cấu trúc, chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể.
  4. Sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật là RNA → DNA → protein → tính trạng.

Câu 9: Quan sát trường hợp minh họa sau đây và xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH → ABEFGH

  1. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
  2. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 10: Cho các nội dung sau:

(1) Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính.

(2) Duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội của loài qua các thế hệ.

(3) Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

(4) Thay thế tế bào già hoặc bị tổn thương, tái sinh các mô và cơ quan của cơ thể.

(5) Tạo nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

Có bao nhiêu nội dung đúng về ý nghĩa của nguyên phân?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 11: Việc lựa chọn giới tính ở thai nhi dẫn đến những hậu quả gì?

(1) Mất cân bằng giới tính.

(2) Gia tăng tỉ lệ nạo phá thai.

(3) Giảm tỉ lệ li hôn ở các cặp vợ chồng.

(4) Nam giới gặp khó khăn trong việc kết hôn.

(5) Nữ giới gặp khó khăn trong việc kết hôn.

(6) Gia tăng các tệ nạn xã hội.

Những đáp án đúng là

  1. (1), (2), (3), (4). B. (2), (4), (5), (6).
  2. (2), (3), (5), (6). D. (1), (2), (4), (6).

Câu 12: Hormone insulin được dùng để

  1. làm thể truyền trong kĩ thuật gene. B. chữa bệnh tiểu đường.
  2. sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn. D. điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em.

3. VẬN DỤNG (11 CÂU)

Câu 1: Bệnh nào dưới đây có khả năng di truyền cho thế hệ sau?

A. Tiểu đường.

B. Cảm lạnh.

C. Viêm họng.

D. Gãy xương.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng trong hình ảnh dưới, hãy cho biết tỉ lệ kiểu hình đời F2 là gì?

  1. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 2 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn.
  2. 6 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn.
  3. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn.
  4. 6 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 2 hạt xanh trơn: 1 hạt xanh nhăn.

Câu 3: Một đoạn phân tử DNA gồm 5 gene dài bằng nhau, mỗi gene có 20% nucleotide loại A và 30% nucleotide loại G thì tỉ lệ T/C của đoạn DNA này là

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời Ôn tập chủ đề 11

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay