Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Bài 40: Từ gene đến tính trạng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 40: Từ gene đến tính trạng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 40: TỪ GENE ĐẾN TÍNH TRẠNG

(20 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Chú thích (1) và (2) trong hình dưới đây là quá trình gì?

  1. Phiên mã – Dịch mã. B. Tái bản – Phiên mã.
  2. Dịch mã – Tái bản. D. Dịch mã – Phiên mã.

Câu 2: Phân tử nào sau đây biểu hiện thành tính trạng của cơ thể?

A. mRNA.

B. DNA.

C. Protein.

D. Ribosome.

Câu 3: Trình tự các nucleotit trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình

A. tái bản.

B. dịch mã.

C. phát triển.

D. phiên mã.

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: "Trình tự các nucleotide trên mRNA được dịch mã thành trình tự các … trên phân tử …".

  1. nucleotide – DNA. B. amino acid – protein.
  2. amino acid – tRNA. D. nucleotide – tRNA.

Câu 5: Sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật là

  1. gene (DNA) – mRNA – protein – tính trạng.
  2. gene DNA – protein – mRNA – tính trạng.
  3. mRNA – gene (DNA) – protein – tính trạng.
  4. protein – gene (DNA) – mRNA – tính trạng.

Câu 6: Điều gì dẫn đến sự xuất hiện nhiều đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài?

  1. Các allele khác nhau của các gene khác nhau.
  2. Các allele giống nhau của các gene khác nhau.
  3. Các allele khác nhau của cùng một gene.
  4. Các allele giống nhau của cùng một gene.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có sự biểu hiện các tính trạng khác nhau là do

  1. có hệ gene đặc trưng.
  2. có cùng một kiểu gene.
  3. có các kiểu gene khác nhau.
  4. có các allele khác nhau của cùng một gene.

Câu 8: Thường biến có nghĩa là

  1. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các điều kiện môi trường giống nhau.
  2. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình giống nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau.
  3. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau trong các điều kiện môi trường giống nhau.
  4. một gene có thể biểu hiện thành các kiểu hình khác nhau trong các điều kiện môi trường khác nhau.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Quá trình phiên mã chủ yếu diễn ra ở

  1. trong nhân. B. trong tế bào chất.
  2. trên màng tế bào. D. trên màng nhân.

Câu 2: Quá trình dịch mã chủ yếu diễn ra ở

  1. trong nhân. B. trong tế bào chất.
  2. trên màng tế bào. D. trên màng nhân.

Câu 3: Bản chất mối liên hệ giữa protein và tính trạng là

  1. protein tham gia vào các hoạt động sinh lí của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
  2. protein tham gia vào cấu trúc và chức sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng.
  3. protein là thành phần cấu trúc của tế bào, trên cơ sở đó tính trạng được biểu hiện.
  4. protein đóng vai trò xúc tác cho mọi quá trình sinh lí của tế bào và cơ thể, tạo điều kiện cho tính trạng được biểu hiện.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa gene và protein?

  1. Trình tự các nucleotide trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình phiên mã.
  2. Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA được dịch mã thành trình tự các amino acid trên phân tử protein.
  3. Protein biểu hiện thành tính trạng thông qua việc tham gia vào cấu trúc, chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể.
  4. Sơ đồ mối quan hệ giữa gene và protein trong việc biểu hiện các tính trạng ở sinh vật là RNA → DNA → protein → tính trạng.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng về cơ sở của sự đa dạng về tính trạng của các loài?

  1. Các cá thể cùng loài có thể mang các allele khác nhau của cùng một gene.
  2. Các gene khác nhau quy định các protein khác nhau, từ đó biểu hiện thành các tính trạng khác nhau.
  3. Các tính trạng của sinh vật được quy định bởi một gene duy nhất.
  4. Mỗi loài sinh vật có hệ gene đặc trưng.

Câu 6: Nguyên nhân khiến ruồi giấm có sự đa dạng về tính trạng màu sắc thân và kích thước cánh?

(1) Các cá thể mang các allele khác nhau của cùng một gene.

(2) Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene.

(3) Loài ruồi giấm có hệ gene đặc trưng.

(4) Sự đột biến gene làm thay đổi tính trạng của sinh vật.

Đáp án đúng là

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (1), (4).

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Tại sao khi gene đột biến có thể làm thay đổi tính trạng của cơ thể sinh vật?

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 40: Từ gene đến tính trạng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay