Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo

BÀI 39: QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ

(... CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (27 CÂU)

Quan sát Hình 1 và chọn câu trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 4:

Hình 1

Câu 1: Hình 1 mô tả quá trình gì?

  1. Quá trình tái bản DNA ở một chạc sao chép. B. Quá trình đột biến DNA.
  2. Quá trình phiên mã. D. Quá trình dịch mã.

Câu 2: Thành phần (1) tham gia quá trình tái bản là

  1. Nucleotide tự do. B. DNA polymerase.
  2. Enzyme tháo xoắn. D. RNA polymerase.

Câu 3: Thành phần (2) tham gia quá trình tái bản là

  1. Nucleotide tự do. B. DNA polymerase.
  2. Enzyme tháo xoắn. D. RNA polymerase.

Câu 4: Thành phần (3) tham gia quá trình tái bản là

  1. Nucleotide tự do. B. DNA polymerase.
  2. Enzyme tháo xoắn. D. RNA polymerase.

Câu 5: Quá trình tái bản DNA diễn ra vào thời điểm nào?

  1. Trước mỗi lần phân bào. B. Trong quá trình phân bào.
  2. Trước khi kết thúc phân bào. D. Sau mỗi lần phân bào.

Câu 6: Enzyme tháo xoắn có vai trò gì trong quá trình tái bản DNA?

  1. Lắp ghép các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch làm khuôn.
  2. Duy trì liên kết hydrogen giữa các nucleotide của phân tử DNA.
  3. Tín hiệu khởi đầu quá trình tái bản DNA ở một chạc sao chép.
  4. Phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn.

Câu 7: Enzyme DNA polymerase có vai trò gì trong quá trình tái bản DNA?

  1. Lắp ghép các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch làm khuôn.
  2. Duy trì liên kết hydrogen giữa các nucleotide của phân tử DNA.
  3. Tín hiệu khởi đầu quá trình tái bản DNA ở một chạc sao chép.
  4. Phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn.

Câu 8: Kết quả của quá trình tái bản DNA là

  1. tạo ra một phân tử DNA con có cấu trúc giống với DNA mẹ ban đầu.
  2. tạo ra hai phân tử DNA con có cấu trúc giống với DNA mẹ ban đầu.
  3. tạo ra ba phân tử DNA con có cấu trúc giống với DNA mẹ ban đầu.
  4. tạo ra bốn phân tử DNA con có cấu trúc giống với DNA mẹ ban đầu.

Câu 9: Quá trình tái bản DNA có ý nghĩa gì?

  1. Giúp đảm bảo sự di truyền ổn định và liên tục qua các thế hệ tế bào.
  2. Giúp đảm bảo sự biến dị ổn định và liên tục qua các thế hệ tế bào.
  3. Giúp đảm bảo sự di truyền ổn định và liên tục qua các thế hệ cá thể.
  4. Giúp đảm bảo sự biến dị ổn định và liên tục qua các thế hệ cá thể.

Câu 10: Phân tử DNA con có đặc điểm

  1. có một mạch cũ và một mạch mới được tổng hợp.
  2. cả hai mạch đều là mạch mới được tổng hợp.
  3. mạch đơn cuộn thành cấu trúc không gian ba chiều.
  4. mạch kép cuộn xoắn thành cấu trúc không gian ba chiều.

Câu 11: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế tái bản DNA như thế nào?

  1. A liên kết với U, G liên kết với C. B. A liên kết với C, G liên kết với T.
  2. A liên kết với T, G liên kết với C. D. A liên kết với G, T liên kết với C.

Câu 12: Quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA được gọi là

  1. Quá trình tái bản DNA. B. Quá trình đột biến DNA.
  2. Quá trình dịch mã. D. Quá trình phiên mã.

Câu 13: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là

  1. A liên kết với T, G liên kết với C. B. A liên kết với U, G liên kết với C.
  2. A liên kết với G, T liên kết với C. D. A liên kết với C, G liên kết với T.

Câu 14: Sản phẩm của quá trình phiên mã là

A. Protein.

B. Polypeptide.

C. DNA.

D. RNA.

Câu 15: Enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?

  1. DNA polymerase. B. Amylase.
  2. RNA polymerase. D. Protease.

Câu 16: Quá trình phiên mã là

  1. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang RNA.
  2. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ RNA sang DNA.
  3. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ DNA sang protein.
  4. quá trình truyền đạt thông tin di truyền từ RNA sang protein.

Câu 17: Mã di truyền là

A. mã bộ hai.

B. mã bộ ba.

C. mã bộ tứ.

D. mã bộ năm.

Câu 18: Ai là người đã thành công khẳng định mã di truyền là mã bộ ba bằng các thí nghiệm chứng minh?

  1. Gregor Mendel. B. Rosalind Franklin.
  2. Francis Crick. D. Marshall Nirenberg.

Câu 19: Các nhà khoa học đã xác định được 64 bộ ba vào năm nào?

A. 1961.

B. 1963.

C. 1966.

D. 1969.

Câu 20: Trong 64 bộ ba có bao nhiêu bộ ba mã hóa cho 20 loại amino acid?

A. 61.

B. 62.

C. 63.

D. 64.

Câu 21: Bộ ba kết thúc là

  1. UAU, UAA, UAG. B. UAA, UAG, UGA.
  2. UAU, UAG, UGA. D. UUU, UUC, UAG.

Câu 22: Bộ ba mã mở đầu là

A. AUG.

B. AAA.

C. AAG.

D. AGA.

Câu 23: Bộ ba mã mở đầu mã hóa cho amino acid nào?

A. Alanine.

B. Glycine.

C. Methionine.

D. Phenylalanine.

Câu 24: Mã di truyền là

  1. thông tin về trinh tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên DNA.
  2. thông tin về trinh tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên rRNA.
  3. thông tin về trinh tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên tRNA.
  4. thông tin về trinh tự các amino acid được mã hóa dưới dạng trình tự các nucleotide trên mRNA.

Câu 25: Dịch mã là

  1. quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide thông qua di truyền được mã hóa trên mRNA.
  2. quá trình tổng hợp protein thông qua di truyền được mã hóa trên mRNA.
  3. quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide thông qua di truyền được mã hóa trên DNA.
  4. quá trình tổng hợp protein thông qua di truyền được mã hóa trên DNA.

Câu 26: Những thành phần nào tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?

  1. mRNA, rRNA, tRNA và các amino acid, ribosome.
  2. ribosome, mRNA, các amino acid và tRNA tương ứng.
  3. DNA polymerase, ribosome, các amino acid và mRNA.
  4. RNA polymerase, RNA polymerase, mRNA và ribosome.

Câu 27: Ribosome có vai trò gì trong quá trình dịch mã?

  1. Giúp liên kết các nucleotide trên chuỗi polypeptide.
  2. Giúp liên kết các amino acid trên phân tử protein.
  3. Giúp liên kết các amino acid trên chuỗi polypeptide.
  4. Giúp liên kết các nucleotide trên phân tử protein.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Cho các nội dung sau:

(1) Phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn nhờ enzyme tháo xoắn.

(2) Enzyme DNA polymerase thực hiện lắp ghép các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung với mạch làm khuôn (A liên kết với T; G liên kết với C) để kéo dài chuỗi DNA mới.

(3) Một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra hai phân tử DNA mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu.

Diễn biến quá trình tái bản DNA ở một chạc sao chép là

  1. (1) → (2) → (3). B. (2) → (1) → (3).
  2. (2) → (3) → (1). D. (1) → (3) → (2).

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình tái bản DNA?

...

=> Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay