Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 chân trời Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 12
CHÂN TRỜI SÁNG TẠO GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Để thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng bền vững thì cần phải chú trọng những gì?
A. Thực hiện các chỉ tiêu đề ra
B. Phát triển kinh tế dựa trên cơ sở tài nguyên hiện có
C. Tiến bộ và công bằng xã hội
D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm
B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế
C. Nâng cao phúc lợi xã hội
D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
Câu 3: Phát triển kinh tế là gì?
A. Là sự lớn lên về quy mô cùng với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội
B. Là thuật ngữ dùng để chỉ khoản tài chính cần thiết để bắt đầu 1 doanh nghiệp, thường là những doanh nghiệp mới có nhiều rủi ro
C. Là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định
D. Là thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tỷ lệ tổng doanh số của 1 sản phẩm mà người bán có
Câu 4: Thuật ngữ nào dưới đây thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh tế kinh tế?
A. Phát triển chuyên môn
B. Cơ sở dữ liệu
C. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
D. Ngoại ký sinh
Câu 5: Cái gì được coi là “thước đo” sản lượng quốc gia?
A. NPC
B. GNI
C. GDP
D. GPS
Câu 6: Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?
A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội
B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia
C. Vì nó thể hiện sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định
D. Vì nó thể hiện sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định
Câu 7: Tính đến năm 2023, Việt Nam đã tham gia tổ chức kinh tế quốc tế nào?
A. WTO
B. ASEAN
C. EU
D. BRICS
Câu 8: Ý nghĩa về sự tăng lên của GDP VÀ GNI trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế?
A. Phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập, mức sống của người dân có sự cải thiện
B. Là thước đo sản lượng của thế giới
C. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm
D. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các tiêu chí
Câu 9: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật đã thúc đẩy phân công lao động mang tính quốc tế dẫn đến xu hướng gì?
A. Toàn cầu hóa
B. Toàn cầu hóa kinh tế
C. Hội nhập văn hóa
D. Toàn cầu hóa về giáo dục
Câu 10: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực là hiệp định được kí kết với những đối tượng nào?
A. ASEAN với Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức
B. ASEAN với EU
C. ASEAN với Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn QUốc và New Zealand
D. ASEAN với Anh, Pháp, Đức, Bỉ
Câu 11: Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra:
A. Những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia
B. Nâng cao chất lượng tăng trưởng
C. Giữ vững ổn định chính trị
D. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Câu 12: Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc:
A. Tạo điều kiện để có thêm việc làm
B. Phát triển năng lực cạnh tranh
C. Nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế
D. Tăng tích lũy để mở rộng sản xuất
Câu 13: Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta là gì?
A. Thực hiện các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và phát huy nội lực
B. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả nhanh, thành công và thực hiện đa phương hóa các quan hệ đối ngoại
C. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả, thành công và thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
D. Đa phương hóa các quan hệ đối ngoại và thực hiện các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Câu 14: Điền từ còn thiếu và chỗ trống để hoàn thiện đoạn thông tin sau:
“Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện.......nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự..........lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.”
A. gắn kết, chia sẻ
B. liên kết, phân chia
C. gắn kết, phân chia
D. liên kết, chia sẻ
Câu 15: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Trong điều kiện toàn cầu hóa thì hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia
B. Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài trên nhiều lĩnh vực
C. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ phù hợp với những quốc gia đã và đang phát triển, cần tìm kiếm một thị trường mới nhiều tiềm năng phát triển để thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển
D. Hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu các quốc gia tham gia cần gắn kết nền kinh tế của mình nền kinh tế nước khác trong khu vực và trên thế giới
Câu 16: ............................................
............................................
............................................