Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 9 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03
Câu 1: Thời điểm Liên Xô đưa vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào vũ trụ là khi nào?
A. 04/10/1957.
B. 09/11/1958.
C. 12/12/1959.
D. 24/12/1960.
Câu 2: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng thành công của Liên Xô mang tên gì?
A. Lai-ca 1.
B. Ích-xơ-plo 1.
C. Spút-nich 1.
D. Ba-cơ 1.
Câu 3: Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của công nghiệp Liên Xô trong giai đoạn 1951-1975 là bao nhiêu?
A. 5,8%.
B. 2,4 %.
C. 9,8%.
D. 10,5%.
Câu 4: Năm thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức là năm nào?
A. 1945.
B. 1952.
C. 1947.
D. 1949.
Câu 5: Giai cấp nào đóng vai trò nòng cốt trong xã hội các nước Đông Âu thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Nông dân và trí thức.
B. Nông dân và công nhân.
C. Công nhân và trí thức.
D. Công nhân và tư sản.
Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa chính thức sụp đổ ở Liên Xô?
A. Khủng hoảng trầm trọng trên mọi lĩnh vực.
B. Nền kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau Chiến tranh lạnh.
C. Goóc-ba-chốp từ chức Tổng thống, cờ búa liềm trên nóc điện Krem-li bị hạ xuống.
D. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở hầu hết các nước Đông Âu.
Câu 7: Ý nào sau đây không phải nét nổi bật về tình hình xã hội, văn hoá của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991?
A. Tỉ lệ công nhân tăng nhanh về số lượng trong xã hội.
B. Khối liên minh công - nông ngày càng gắn bó chặt chẽ.
C. Đội ngũ các nhà khoa học có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của đất nước.
D. Tốc độ tăng trưởng trung bình về công nghiệp đạt nhiều thành tựu đáng kể.
Câu 8: Thành tựu quan trọng về kinh tế Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
A. Tiến hành xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
B. Phân chia ruộng đất đều cho nhân dân.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai châu Âu.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
Câu 9: Đâu là sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu?
A. Coi nhẹ điều kiện, đặc điểm, văn hoá của mỗi nước.
B. Áp dụng linh hoạt mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
C. Quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn.
D. Xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
Câu 10: Nguyên nhân nào dưới đây làm cho Liên Xô và các nước Đông Âu bị “trì trệ”, khủng hoảng rồi đi đến sụp đổ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội?
A. Do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học.
B. Do chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của tình hình thế giới.
C. Do hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội.
D. Do mô hình chủ nghĩa xã hội không còn phù hợp.
Câu 11: Ý nào không phải điểm đổi mới về chính trị của Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 1951?
A. Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt.
B. Khen thưởng cho những người từng tham gia Thế chiến II.
C. Giải tán các lực lượng vũ trang.
D. Ban hành Hiến pháp mới có tiến bộ.
Câu 12: Những chính sách do Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh tiến hành ở Nhật trong thời gian 1945 - 1951 đã đem lại điều gì cho lĩnh vực kinh tế?
A. Kinh tế từng bước khôi phục, đạt mức trước chiến tranh.
B. Kinh tế không thực sự tăng trưởng khả quan.
C. Nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Kinh tế bị phụ thuộc vào Mĩ.
Câu 13: Từ năm 1952 đến năm 1991, Nhật Bản đã dần chuyển sang chế độ nào?
A. Chế độ dân chủ.
B. Chế độ phát xít.
C. Chế độ phong kiến.
D. Chế độ chiếm hữu nô lệ.
Câu 14: Tình hình nền kinh tế của Nhật Bản từ nă 1952 đến những năm 70 của thế kỉ XX ra sao?
A. Bị khủng hoảng trầm trọng.
B. Có tăng trưởng nhưng không đáng kể.
C. Nền kinh tế bị suy giảm so với thời kì trước.
D. Nền kinh tế phát triển thần kì.
Câu 15: Sau khi giành độc lập, Ắn Độ thi hành chính sách nào sau đây?
A. Chính sách hòa bình, trung lập, tích cực ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Chính sách hợp tác và phát triển toàn diện với các nước XHCN.
C. Chính sách láng giềng thân thiện, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới.
D. Chính sách thân Mĩ và liên kết với các nước phương Tây để nhận viện trợ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................