Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 01

Câu 1: Bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Lục bát

D. Năm chữ

Câu 2: Em hiểu thế nào về thơ Đường luật?

A.  Là thể thơ ngũ ngôn hay thất ngôn làm theo những nguyên tắc thi luật được đặt ra từ thời Đường

B. Là thể thơ năm chữ hay thất ngôn làm theo những nguyên tắc thi luật được đặt ra từ thời Lý

C. Là thể thơ ngũ ngôn hay thất ngôn làm theo những nguyên tác thi luật được đặt ra từ thời Đường

D. Là thể thơ năm chữ hay bảy chữ ngôn làm theo những nguyên tắc thi luật được đặt ra từ thời Lý

Câu 3: Bố cục của thể thơ Đường luật như thế nào?

A.  4 cặp câu thơ đề - thực – tổng – kết

B.  4 cặp câu thơ mở - thực – luận – kết

C.  4 cặp câu thơ đề - thực – luận – kết 

D. 4 cặp câu thơ đề - thực – luận – tổng

Câu 4: Thơ Đỗ Phủ nổi lên với ba chủ đề lớn nào?

A. Nhiệt huyết yêu nước, phản kháng cường quyền, cảm thông với số phận dân đen

B. Nhiệt huyết yêu nước, phản kháng cường quyền, cảm thông với số phận quý tộc

C. Da diết yêu thiên nhiên, phản kháng cường quyền, cảm thông với số phận dân đen

D. Nhiệt huyết yêu nước, phản kháng cường quyền, cảm thông với số phận trí thức.

Câu 6: Nét đặc sắc về mặt ngôn từ của thơ Đường luật thể hiện ở: 

A. Chỉ bằng một vốn từ ngữ hữu hạn, các nhà thơ vẫn tạo nên những cách biểu đạt tinh tế, gợi ra nhiều liên tưởng và ý nghĩa.

B. Chỉ bằng một vốn từ ngữ hữu hạn, các nhà thơ vẫn tạo nên những cách biểu đạt cơ bản.

C. Bằng một vốn từ ngữ phong phú, các nhà thơ tạo nên những cách biểu đạt tinh tế, gợi ra nhiều liên tưởng và ý nghĩa.

D. Bằng một vốn từ ngữ dồi dào, các nhà thơ tạo nên những cách biểu đạt tinh tế, gợi ra nhiều liên tưởng và ý nghĩa.

Câu 7: Tác phẩm “Chữ bầu lên nhà thơ” do ai sáng tác

A. Lê Đạt

B. Nguyễn Du

C. Nguyễn Tuân

D. Nguyễn Khuyến

Câu 8: Tác phẩm “Yêu và đồng cảm” có thể loại là gì?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản tự sự

C. Tản văn

D. Tiểu thuyết

Câu 9: Thần thoại Việt Nam gồm hai nhóm:

A. Thần thoại suy nguyên và thần thoại suy thánh

B. Thần thoại suy nguyên và thần thoại sáng tạo

C. Thần thoại suy nguyên và thần thoại nguyên bản

D. Thần thoại suy thần và thần thoại sáng tạo

Câu 10: Theo văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới”, mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì?

A. Để báo tin cho thiên hạ

B. Để có dòng dõi cha truyền con nối

C. Nhằm giải thích hiện tượng gió và lí giải sự xuất hiện của cây ngải tướng quân.

D. Giải thích hiện tượng gió quạt thổi bay bát gạo của người nông dân

Câu 11: Theo văn bản “Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới”, công việc của thần Trụ Trời là gì?

A. Làm gió theo lệnh Ngọc Hoàng

B. Thi hành pháp luật ở trần gian.

C. Dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.

D. Làm mưa theo lệnh Ngọc Hoàng

Câu 12: Chữ người tử tù được trích trong tập truyện nào dưới đây?

A. Một chuyến đi

B. Vang bóng một thời

C. Tao đàn 

D. Đường vui

Câu 13: Nhân vật chính trong tập truyện " Vang bóng một thời " của Nguyễn Tuân là những ai ?

A. Nhà văn, nhà thơ có học vấn uyên thâm

B. Tầng lớp trí thức tây học

C. Những nho sĩ cuối mùa, những con người tài hoa, bất đắc chí

D. Những chiến sĩ cách mạng

Câu 14: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới kể về những vị thần nào?

A. Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sấm 

B. Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Mưa 

C. Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió

D. Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Sấm

Câu 15: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

A. Dòng nhựa sống trong một cái cây

B. Mạch máu trong một cơ thể sống

C. Mạch giao thông trên đường phố

D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay