Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1

ĐỀ SỐ 03

Câu 1: Hình ảnh trung tâm ở ba bài thơ hai-cư của Ba-sô là gì?

“Trên cành khô

cánh quạ đậu

chiều thu.”

A. Cành khô

B. Cánh quạ

C. Con quạ

D. Chiều thu

Câu 2: Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm bài thơ của Ba-sô với các yếu tố không gian thời gian?

“Trên cành khô

cánh quạ đậu

chiều thu.”

A.  Hình ảnh con quạ trong bài thơ của Ba-sô được mô tả trong thời gian buổi chiều (chiều thu), trong không gian rộng lớn, được hình dung từ gần đến xa, hẹp đến rộng (trên cành khô - đậu - chiều thu.

B. Hình ảnh con quạ trong bài thơ của Ba-sô được mô tả trong thời gian buổi chiều (chiều thu), trong không gian chiều sâu, từ thấp đến cao.

C. Hình ảnh con quạ trong bài thơ của Ba-sô được mô tả trong thời gian buổi chiều (chiều tà), trong không gian rộng lớn, được hình dung từ gần đến xa, hẹp đến rộng (trên cành khô - đậu - chiều thu.

D. Hình ảnh con én trong bài thơ của Ba-sô được mô tả trong thời gian buổi chiều (chiều thu), trong không gian rộng lớn, được hình dung từ gần đến xa, hẹp đến rộng (trên cành khô - đậu - chiều thu.

Câu 3: Nêu vai trò của mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm bài thơ của Ba-sô với các yếu tố không gian thời gian?

A.  Gợi nên nhiều mối tương quan về sức sống của thiên nhiên

B.  Gợi nên nhiều mối tương quan về thiên nhiên và con người.

C.  Gợi nên nhiều mối tương quan về sự sống và cái chết, con người và tự nhiên, sự thoáng chốc và vĩnh cửu.

D. Gợi nên nhiều cảm xúc trầm tư, sâu lắng.

Câu 4: Đỗ Phủ được người đời sau tôn làm:

A. Thi thánh

B. Thi thần

C. Thi Phật

D. Thi lão

Câu 6: Em hay nêu phong cách thơ Hàn Mặc Tử?

A. Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm mãnh liệt với những cung bậc cảm xúc được đầy đến tột cùng. Ngôn ngữ thơ của ông giàu cảm giác mạnh với nhiều hình ảnh độc đáo, thể hiện trí tưởng tượng phóng khoáng, thậm chí dị kì.

B. Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm phóng khoáng với những cung bậc cảm xúc nhảy cảm, tinh tế.

C. Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm nhẹ nhàng, bình yên mà sâu lắng.

D. Thơ Hàn Mặc Tử bộc lộ một thế giới nội tâm buồn khổ, đau đáu nỗi đau tình, đau đời.

Câu 7: Sự đối mới về nội dung trong Thơ mới như thế nào?

A. Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc cá nhân, ý thức cá tính của con người với biểu hiện đa dạng, độc đáo

B. Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc mang hướng chung của cộng đồng.

C. Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc một màu, không thể hiện cá tính riêng.

D. Bộc lộ những tình cảm, cảm xúc ích kỉ, mạnh mẽ.

Câu 8: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”. (Mùa xuân chín)

A. So sánh và điệp từ

B. Đảo ngữ và nhân hoá

C. Nhân hóa

D. Đảo ngữ

Câu 9: Thơ Hàn Mặc Tử có những điểm giao thoa với thể thơ Đường luật được thể hiện ở đặc điểm nào?

A. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, ngắt nhịp 1/3. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 2, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật.

B. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 3, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật.

C. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ tứ tuyệt, ngắt nhịp 3/3. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 2, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật.

D. “Mùa xuân chín” được sáng tác theo thể thơ bảy chữ, ngắt nhịp 4/3. Ngoài ra, cách gieo vần cuối những câu thơ 1, 2, 4 cũng là một điểm giao thoa với thể thơ Đường luật.

Câu 10: Trong những yếu tố Hán Việt sau, yếu tố nào không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép?

A. Học.

B. Đầu (cái đầu).

C. Hoa (bông hoa).

D. Sơn (núi).

Câu 11: Hai câu thơ sau đây có mấy từ Hán Việt?

"Ôi Tổ quốc giang sơn, hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi..."

(Tố Hữu)

A. Bốn từ Hán Việt.

B. Năm từ Hán Việt.

C. Sáu từ Hán Việt.

D. Ba từ Hán Việt.

Câu 12: Định nghĩa nào đúng với “chức Phán sự” trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ?

A. Quan đứng đầu một tổng.

B. Quan xem xét cho vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án. 

C. Quan xét xử các vụ tranh, chấp kiện tụng thời xưa.

D. Quan quản hạt một địa phương.

Câu 13: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?

A. Thi ca, hội phí, tân binh, khán đài.

B. Hậu tạ, cường quốc, thiên thư, tái phạm.

C. Phòng hỏa, bảo mật, thi nhân, hậu đãi.

D. Phòng gian, ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

Câu 14: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc nhóm thần thoại nào?

A. Thần thoại suy nguyên

B. Thần thoại sáng tạo

C. Thần thoại suy bán

D. Thần thoại

Câu 15: Theo văn bản “Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư”, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì?

A. Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn – Thơ mới hướng tới sự xôn xao trong tâm hồn.

B. Thơ xưa xôn xao trong tâm hồn – Thơ mới hướng tới thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn.

C. Thơ xưa thiên nhiên sôi nổi – Thơ mới hướng tới sự xôn xao trong tâm hồn.

D. Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn – Thơ mới hướng tới linh động, ồn ào.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay