Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 2: Thơ văn Nguyễn Du (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 2: Thơ văn Nguyễn Du (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 2. THƠ VĂN NGUYỄN DU (PHẦN 1)

Câu 1: Nhận định của Mộng Liên Đường chủ nhân về Truyện Kiều là:

  1. Lời văn tả ra hình như có máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột
  2. “Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hóa trắng và người đàn bà góa phụ trở thành cô dâu mới”.
  3. “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy”
  4. “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi”

Câu 2: Nguồn gốc của Truyện Kiều là:

  1. Từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân
  2. Truyện Lục Vân Tiên
  3. Sở kính tân trang
  4. Truyện Tống Trân – Cúc Hoa

Câu 3: Ý nào sau đây có trình tự đúng diễn biến của các sự kiện trong “Truyện Kiều” là:

  1. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ
  2. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
  3. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
  4. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạc

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng khi nói về nghệ thuật của Truyện Kiều?

  1. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
  2. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
  3. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
  4. Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

Câu 5: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều của ông?

  1. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.
  2. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
  3. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
  4. Cùng đau khổ trong chuyện tình cảm

Câu 6: Việc trao duyên của Thúy Kiều cho Thúy Vân diễn ra khi nào trong đoạn trích Trao duyên?

  1. Trước khi Kiều thu xếp việc bán mình.
  2. Sau khi Kiều đã thu xếp việc bán mình.
  3. Trước khi Kiều từ biệt gia đình theo Mã Giám Sinh.
  4. Khi nghe được tin gia đình gặp biến cố.

Câu 7: Vấn đề chủ yếu trong đoạn trích Trao duyên của SGK là gì?

  1. Thân phận người phụ nữ.
  2. Bi kịch về thân phận và tình yêu của Kiều.
  3. Phẩm cách cao đẹp của Kiều.
  4. Mối tình bất đắc dĩ của Vân – Trọng

Câu 8: Câu thơ “Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em trong đoạn trích Trao duyên?

  1. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.
  2. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.
  3. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.
  4. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này

Câu 9: Của chung trong câu Duyên này thì giữ vật này của chung chỉ những ai trong đoạn trích Trao duyên?

  1. Thúy Kiều – Kim Trọng
  2. Thúy Vân – Kim Trọng
  3. Thúy Kiều – Thúy Vân
  4. Vân – Trọng – Kiều

Câu 10: Hành động “trao duyên” trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du thể hiện rõ nhất phẩm chất nào ở nhân vật Thúy Kiều?

  1. Tấm lòng hiếu thảo
  2. Sự sâu sắc
  3. Lòng vị tha
  4. Sự bao dung

Câu 11: Tác giả bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí là ai?

  1. Nguyễn Trãi
  2. Nguyễn Bỉnh Khiêm
  3. Nguyễn Du
  4. Nguyễn Gia Thiều

Câu 12: Thể thơ của bài thơ Độc Tiểu Thanh kí là gì?

  1. Thể thơ thất ngôn bát cú biến thể
  2. Thất ngôn tứ tuyệt
  3. Thất ngôn bát cú
  4. Ngũ ngôn

Câu 13: Bài thơ Độc Tiểu Thanh kí được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ Nôm
  2. Chữ Hán
  3. Chữ Quốc ngữ
  4. Chứ La-tinh

Câu 14: Vì sao tác giả lại đồng cảm với nàng Tiểu Thanh trong đoạn trích Độc Tiểu Thanh kí?

  1. Vì Tiểu Thanh cô độc, không có ai đồng cảm.
  2. Vì Tiểu Thanh đẹp và có tài.
  3. Vì tác giả tự thấy mình cùng chung thân phận với nàng Tiểu Thanh.
  4. Vì Tiểu Thanh phải sống kiếp làm vợ lẽ.

Câu 15: Cái tài của nàng Tiểu Thanh được nói đến trong câu thơ nào trong đoạn trích Độc Tiểu Thanh kí?

  1. Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
  2. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
  3. Văn chương vô mệnh lụy phần dư
  4. Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Câu 16: Câu nào là vế đối của câu: "Tết đến, cả nhà vui như Tết"?

  1. Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân
  2. Xuân đến, khắp nước vui như Tết
  3. Xuân sang, khắp nước vui cùng Tết
  4. Xuân qua, khắp nước trẻ hơn xuân

Câu 17: Câu nào dưới đây sử dụng phép trường đối?

  1. Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

  1. Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng
  2. Đói cho sạch, rách cho thơm
  3. Uống nước nhớ nguồn

Câu 18: Tìm câu văn có sử dụng biện pháp đối trong văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn:

  1. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ - nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng
  2. Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan
  3. Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
  4. Uống nước nhớ nguồn

Câu 19: Câu nào không sử dụng phép đối trong các câu sau:

  1. Gươm mài đá, đá núi phải mòn

          Voi uống nước, nước sông phải cạn

  1. Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

  1. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa, ngắm nhà thơ

  1. Ví đây đổi phận làm trai được

Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.

 

Câu 20: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa:

  1. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  3. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
  4. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.

Câu 21: Dòng nào sau đây xác định không đúng vị trí của việc Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân?

  1. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Kiều.
  2. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha.
  3. Trước đêm Kim Trọng và Thúy Kiều thề nguyện.
  4. Sau khi Kim Trọng phải đi hộ tang chú ở Liêu Dương.

 

Câu 22: Dạ đài là từ gì trong đoạn trích Trao duyên?

  1. Chỉ nơi mà Kiều sẽ đến chung sống với Mã Giám Sinh.
  2. Chỉ một địa danh mang tính ước lệ.
  3. Chỉ cõi chết lạnh lẽo.
  4. Chỉ nơi thờ phụng của một dòng tộc.

Câu 23: Câu Chiếc vành với bức tờ mây – Duyên này thì giữ vật này của chung có thể giải nghĩa như thế nào trong đoạn trích Trao duyên?

  1. Thực ra Kiều không trao duyên mà chỉ trao kỉ vật cho Thúy Vân giữ hộ.
  2. Kiểu không đành lòng lìa bỏ những kỷ vật tình yêu giữa nàng và Kim Trọng.
  3. Từ sâu thẳm trong lòng, Kiều chưa nỡ trao hẳn cả tình yêu và kỉ vật cho Thúy Vân, hình như chỉ muốn nhờ Vân giữ hộ.
  4. Kiều chỉ trao duyên cho Vân, nhờ Vân định liệu, còn các kỷ vật thì nàng xin giữ lại.

Câu 24: Ý nghĩa xã hội sâu sắc trong thơ văn của Nguyễn Du là gì?

  1. Gắn chặt tình đời và tình người
  2. Tình yêu cuộc sống
  3. Tình yêu con người
  4. Đề cao cảm xúc

Câu 25: Chọn từ thưa (không dùng từ nói) trong câu Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa, Nguyễn Du đã nói được một điều tinh tế trong đoạn mở lời “trao duyên” của Thúy Kiều, vì?

  1. Thưa hàm ý nói năng với tất cả sự cung kính, tôn trọng, biết ơn.
  2. Thưa đồng nghĩa với nói nhưng có sắc thái lễ độ, từ tốn hơn
  3. Thưa có nghĩa là “thưa thốt”, thể hiện một thái độ khiêm tốn, nhún nhường, lễ phép.
  4. Thưa có tác dụng nhấn mạnh tầm quan trọng của câu chuyện hơn nói.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay