Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 5. Truyện ngắn (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 5. Truyện ngắn (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 5. TRUYỆN NGẮN (PHẦN 2)

Câu 1: Nhân vật kể chuyện trong văn bản có sự thay đổi ngôi kể trong văn bản Trái tim Đan-ko nhằm:

  1. Tách bạch hai thế giới: thực tại và huyền thoại.
  2. Chuyển hoá điều không tưởng thành hiện thực.
  3. Thay đổi số phận.
  4. Thay đổi định kiến.

Câu 2: Đâu không phải là một hình ảnh trong văn bản Trái tim Đan-ko?

  1. Danko xé toang lồng ngực
  2. Danko lấy trái tim ra soi đường
  3. Trái tim cháy sáng như ánh đuốc
  4. Nỗi nhớ miên man về vùng đất cũ

Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “Trái tim Danko”?

  1. Jules Verne
  2. William Shakespeare
  3. Macxim Gorki
  4. Truyện cổ tích

Câu 4: Đâu không phải là một tác dụng của việc thay đổi cách kể chuyện trong văn bản Trái tim Đan-ko?

  1. Giúp người đọc phân biệt được hai câu chuyện.
  2. Giúp người đọc thấy được kết cấu phức tạp trong tổ chức của một truyện khoa học viễn tưởng.
  3. Giúp người đọc thấy được sự thay đổi trong cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi sau khi nghe câu chuyện về Danko.
  4. Giúp người đọc phân biệt giữa hai thế giới.

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Trái tim Đan-ko là gì?

  1. Kể, tả
  2. Luận, tả
  3. Luận, kể
  4. Biểu cảm, kể

Câu 6: Không gian trong văn bản Trái tim Đan-ko là ở đâu?

  1. Thảo nguyên xanh, dòng suối mát lành.
  2. Đêm tối ở Izergil.
  3. Thế giới vô thưởng vô phạt.
  4. Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc.

Câu 7: Văn bản Trái tim Đan-ko được trích ra từ tác phẩm nào?

  1. Anh hùng Danko
  2. Bà lão Izergil
  3. Ánh sao xa xôi
  4. Khu rừng già

Câu 8: Hai câu chuyện trong văn bản Trái tim Đan-ko là gì?

  1. Câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão Izergil và câu chuyện về Danko mà bà lão Izergil kể cho nhân vật tôi nghe.
  2. Câu chuyện nhân vật tôi kể về bà lão Izergil và câu chuyện về Danko của một người đi theo anh.
  3. Câu chuyện về Danko mà bà lão Izergil kể cho nhân vật tôi nghe và câu chuyện bà lão Izergil đi vào thế giới kì ảo.
  4. Chỉ có một câu chuyện trong văn bản.

Câu 9: Đoạn trích Một người Hà Nội của tác giả nào?

  1. Nguyễn Khải
  2. Nguyễn Bính
  3. Thạch Lam
  4. Ngô Tất Tố

Câu 10: Nguyễn Khải sinh và mất năm nào?

  1. 1930 – 2009
  2. 1930 – 2008
  3. 1940 – 2008
  4. 1940 – 2009

Câu 11: Địa danh nào là quê của Nguyễn Khải?

  1. Nam Định
  2. Hà Nam
  3. Hải Dương
  4. Nghệ An

Câu 12: Nhân vật chính của tác phẩm Một người Hà Nội là ai?

  1. Nhân vật tôi
  2. Nhân vật chồng cô Hiền
  3. Nhân vật cô Hiền
  4. Con trai cô Hiền

Câu 13: Tình cảm của nhân vật tôi đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao trong tác phẩm Một người Hà Nội?

  1. Bồi hồi xúc động
  2. Hồi hộp căng thẳng
  3. Chán chường, lo âu
  4. Vui vẻ, háo hức

Câu 14: Truyện kể dưới góc nhìn của ai theo ngôi thứ mấy trong tác phẩm Một người Hà Nội?

  1. Nhân vật tôi ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
  2. Ngôi thứ ba
  3. Một đáp án khác
  4. Ngôi thứ hai

Câu 15: Đối với thời cuộc cô Hiền có thái độ như thế nào trong tác phẩm Một người Hà Nội?

  1. Vô tâm với thời cuộc
  2. Nhanh nhạy, tức thời và khôn ngoan
  3. Đi sau thời cuộc
  4. Một đáp án khác

Câu 16: Chồng cô Hiền làm nghề gì trong tác phẩm Một người Hà Nội?

  1. Giáo viên tiểu học
  2. Nhà buôn
  3. Sở tư pháp
  4. Bán hoa giấy

Câu 17: Câu nào sau đây là đúng về nhân vật trong văn bản?

  1. Người anh hùng Danko được xây dựng từ trí tưởng tượng, lấy cảm hứng từ một nhân vật trong truyền thuyết Hi Lạp.
  2. Người dũng sĩ Danko lấy cảm hứng từ một nhân vật trong truyền thuyết Ai Cập.
  3. Thể hiện cho một lớp người hèn kém trong xã hội.
  4. Người dũng sĩ Danko lấy cảm hứng từ một nhân vật trong truyền thuyết của Trung Quốc.

Câu 18: Chi tiết “ánh lửa trên thảo nguyên trước cơn giông” được nhắc đến để giải thích cho ánh lửa của trái tim Danko nhưng thực tế nó vẫn là gì?

  1. Có sự liên hệ mạnh mẽ với tính khoa học, đảm bảo tính thực tế trong truyện.
  2. Chi tiết hoang đường, huyền ảo, không có sự gắn kết với những bằng chứng khoa học.
  3. Một chi tiết không đạt đến độ tinh tế của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
  4. Chi tiết chân thực, sát với thực tế.

Câu 19: Câu nào sau đây là đúng về không gian trong văn bản?

  1. Mang tính giả định nhưng vẫn có sự gắn kết với cuộc sống con người.
  2. Chỉ tồn tại trong câu chuyện, không gắn liền với cuộc sống thực của con người trong thời điểm câu chuyện diễn ra.
  3. Rực rỡ sắc màu cả về thế giới bên ngoài và thế giới tâm hồn.
  4. Mang tính xác thực và gắn kết chặt chẽ với cuộc sống.

Câu 20: Câu nào sau đây là đúng về thời gian trong văn bản Trái tim Đan-ko?

  1. Chuyển biến mau lẹ cùng không gian mờ ảo.
  2. Chậm, không đồng đều ở các thế giới.
  3. Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão Izergil.
  4. Xác định, rõ ràng, cụ thể về ngày tháng và diễn biến các sự kiện.

Câu 21: Trong lần ra Hà Nội gần nhất nhân vật tôi cảm thấy Hà Nội thế nào trong tác phẩm Một người Hà Nội?

  1. Chưa bao giờ thấy Hà Nội vui như bây giờ, phố xá vui, mặt người cũng vui
  2. Hà Nội vẫn hoài cổ như xưa
  3. Hà Nội tân tiến và sầm uất
  4. Hà Nội buồn đến hiu hắt

Câu 22: Con đường nào đã được tác giả nhắc tới trong lần ra thăm Hà Nội trong tác phẩm Một người Hà Nội?

  1. Hoàng Diệu
  2. Phan Đình Phùng
  3. Trần Nhật Duật
  4. Lê Thánh Tông

Câu 23: Theo tác giả trong tác phẩm Một người Hà Nội, người chơi được dò hoa thủy tiên cần phải có phẩm chất gì?

  1. Người hòa đồng và vui vẻ
  2. Người lạc quan và sôi nổi
  3. Người trầm tĩnh và trang trọng
  4. Người hoài cổ và u sầu

Câu 24: Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh có ý nghĩa gì?

  1. Sự tiếp diễn của một thế hệ vàng son đồng thời cũng là một biểu trưng của Hà Nội
  2. Sự sống tuần hoàn và tiếp diễn
  3. Sự quan tâm của cơ quan ban ngành đến các giá trị mang tính lịch sử
  4. Sự sống tuyến tính

Câu 25: Đâu không phải là sự kiện chính trong văn bản Trái tim Đan-ko?

  1. Những người trong bộ lạc kết tội Danko và muốn trừng phạt anh khi dẫn họ vào rừng sâu.
  2. Danko xé lồng ngực, lấy ánh sáng trái tim soi cho đoàn người thoát khỏi khu rừng.
  3. Bộ lạc của Danko đến với vùng đất thảo nguyên trong khi anh gục chết.
  4. Ý nghĩa của nhân vật Danko sau câu chuyện của bà lão Izergil.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay