Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 6. Thơ (phần 1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Thơ (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. THƠ (PHẦN 1)

Câu 1: Câu thơ nào sau đây chép đúng nguyên bản lời thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu?

  1. Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
  2. Rặng liễu đìu hiu khóc chịu tang
  3. Rặng liễu đìu hiu tóc chịu tang
  4. Tặng liễu đìu hiu xót chịu tang

Câu 2: Câu thơ nào sau đây là chính xác của nhà thơ Xuân Diệu trong bài Đây mùa thu tới?

  1. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ
  2. Thỉnh thoảng nàng trăng vẫn ngẩn ngơ
  3. Thỉnh thoảng nàng trăng lại ngẩn ngơ
  4. Thỉnh thoảng nàng trăng có ngẩn ngơ

Câu 3: Tác giả bài thơ Đây mùa thu tới là:

  1. Nguyễn Khuyến
  2. Hàn Mặc Tử
  3. Nguyễn Bính
  4. Xuân Diệu

Câu 4: Xuân Diệu sinh ra ở đâu?

  1. Hà Tĩnh
  2. Nghệ An
  3. Hải Dương
  4. Hà Nội

Câu 5: Bài thơ Đây mùa thu tới được in trong tập nào?

  1. Tuyển tập Xuân Diệu
  2. Vội vàng
  3. Thơ Thơ
  4. Lời của gió

Câu 6: Hình ảnh bến đò trong “Đã vắng người sang những bến đò” của bài thơ Đây mùa thu tới gợi nhớ đến câu thơ “Con đò gối bãi suốt ngày ngơi” của ai trong số những nhà thơ sau đây?

  1. Trần Nhân Tông
  2. Nguyễn Trãi
  3. Nguyễn Du
  4. Bà Huyện Thanh Quan

Câu 7: Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Đây mùa thu tới, cách nói mang ấn tượng xúc giác rõ nhất được Xuân Diệu sử dụng trong câu thơ nào?

  1. Hơn một loài hoa đã rụng cành
  2. Những luồng run rẩy rung rinh lá
  3. Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
  4. Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

Câu 8: Xuân Diệu là thành viên của nhóm nào?

  1. Thơ mới
  2. Tự lực văn đoàn
  3. Tân thời
  4. Một đáp án khác

Câu 9: Tác giả bài thơ Sông Đáy là:

  1. Xuân Diệu
  2. Nguyễn Bính
  3. Trần Đăng Khoa
  4. Nguyễn Quang Thiều

Câu 10: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều quê ở đâu?

  1. Hà Tây
  2. Hà Tĩnh
  3. Hà Nam
  4. Nam Định

Câu 11: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi

                                               chiều đi làm về vất vả

  1. Hoán dụ
  2. Ẩn dụ và so sánh
  3. So sánh
  4. Điệp ngữ

Câu 12: Tên dòng sông được nhắc đến trong bài Sông Đáy?

  1. Sông Hồng
  2. Sông Đáy
  3. Sông Đà
  4. Sông Lô

Câu 13: Thể thơ của bài Sông Đáy là:

  1. Tự do
  2. Ngũ ngôn
  3. Thất ngôn
  4. Lục bát

Câu 14: Bài thơ Sông Đáy được sáng tác năm nào:

  1. 1989
  2. 1990
  3. 1991
  4. 1992

Câu 15: Bài thơ Sông Đáy được in trong tập?

  1. Lửa thiêng
  2. Sự mất ngủ của lửa
  3. Sự mất ngủ của gió
  4. Lời thì thầm từ xa xưa

Câu 16: Hình tượng mẹ xuất hiện bao nhiêu lần trong bài Sông Đáy?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 17: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

  1. Ẩn dụ
  2. So sánh
  3. Hoán dụ
  4. Nhân hóa

Câu 18: Câu thơ sau dùng phép tu từ nào?

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

  1. Phép đối
  2. Phép lặp
  3. Phép chêm xen
  4. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ

Câu 19: Biện pháp tu từ sử dụng trong câu :

“Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa

Thương em, thương em, thương em biết mấy”

  1. Điệp ngữ
  2. Đối
  3. Liệt kê
  4. Điệp cấu trúc

Câu 20: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mang theo một cái phong bì

Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên”

  1. Nói quá
  2. Nói giảm nói tránh
  3. Chơi chữ
  4. Ẩn dụ

Câu 21: Câu sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“ Chất trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay”

  1. Đảo ngữ
  2. Điệp từ
  3. Nhân hóa
  4. Hoán dụ

Câu 22: Câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

  1. Nhân hóa
  2. Ẩn dụ
  3. Câu hỏi tu từ
  4. So sánh

 

Câu 23: Trong khổ thơ đầu bài thơ Đây mùa thu tới, Xuân Diệu miêu tả rặng liễu đang đứng chịu tang theo em cách hiểu nào sau đây là hợp lí nhất để diễn tả đối tượng của hành động Đứng chịu tang ấy?

  1. Chịu tang người thân đã mất
  2. Chịu tang mùa hè rực rỡ đã đi qua
  3. Chịu tang đất nước
  4. Đó là một cách nói thể hiện quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp thường gắn với nỗi buồn

Câu 24: Tiêu đề bài thơ Đây mùa thu tới có ghi tặng Nhất Linh đó là ai?

  1. Tên đầy đủ của tác giả
  2. Tên người tác giả thầm thương
  3. Tên thủ lĩnh nhóm Tự lực văn đoàn nơi Xuân Diệu là thành viên
  4. Tên người bạn thân của tác giả

Câu 25: Trong khổ thơ thứ hai của bài Đây mùa thu tới, Xuân Diệu sử dụng cách nói mang ảnh hưởng của phương Tây rõ nhất trong câu thơ nào?

  1. Hơn một loài hoa đã rụng cành
  2. Những luồng run rẩy rung rinh lá
  3. Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
  4. Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay