Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều Ôn tập bài 6. Thơ (phần 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 6. Thơ (phần 2). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 6. THƠ (PHẦN 2)

Câu 1: Bài thơ Đây mùa thu tới được viết theo thể thơ nào?

  1. Tự do
  2. Thất ngôn
  3. Ngũ ngôn
  4. Lục bát

Câu 2: Dòng nào sau đây đúng với nguyên bản bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu?

  1. Những luồng run rẩy rung rinh gió
  2. Những luồng run rẩy rung khe khẽ
  3. Những luồng run rẩy xôn xao lá
  4. Những luồng run rẩy rung rinh lá

 

Câu 3: Cách diễn đạt nào trong hai câu thơ cuối của bài thơ Đây mùa thu tới thể hiện rõ nét ảnh hưởng của văn học Pháp?

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói

Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì?”

  1. Ít nhiều thiếu nữ
  2. Buồn không nói
  3. Tựa cửa
  4. Nghĩ ngợi gì

Câu 4: Từ nào trong khổ thơ đầu bài thơ Đây mùa thu tới thể hiện rõ nét sáng tạo của nhà thơ trong việc miêu tả màu sắc của mùa thu?

  1. Lá vàng
  2. Rặng liễu
  3. Tóc
  4. Mơ phai

Câu 5: Trong bốn dòng thơ bài Đây mùa thu tới đầu hình ảnh Liễu tượng trưng cho mùa nào?

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hạ
  3. Mùa thu
  4. Mùa đông

Câu 6: Xuân Diệu được mệnh danh là:

  1. Ông hoàng thơ tình
  2. Ông hoàng thơ xuân
  3. Thi nhân lãng mạn
  4. Ông hoàng thơ hiện đại

Câu 7: Câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá” của bài thơ Đây mùa thu tới gần gũi với câu thơ nào trong những câu dưới đây?

  1. Tất cả tôi run rẩy tựa dây đàn
  2. Gió vừa chạy, vừa rên, vừa tắt thở
  3. Cây bên đường trụi lá đứng tần ngần
  4. Khắp xương nhanh chuyển một luồng tê tái

 

Câu 8: Chi tiết nào cụ thể hóa cái lạnh của mùa thu như cảm nhận được bằng thị giác, xúc giác của bài thơ Đây mùa thu tới?

  1. Vầng trăng lạnh lẽo
  2. Núi hư áo, xa xăm
  3. Cái rét mướt đầu mùa len lỏi trong gió thu
  4. Cái trống trải trong buổi giao mùa

Câu 9: Hình ảnh sông Đáy xuất hiện qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình?

  1. Khi mới sinh ra, lúc xa quê và khi trở về
  2. Khi sinh ra và khi về già
  3. Lúc còn nhỏ và khi lớn lên
  4. Khi trưởng thành

Câu 10: Hình ảnh “em” xuất hiện trong bài Sông Đáy có ý nghĩa gì?

  1. Tình yêu với quê hương không chỉ có hình ảnh của mẹ mà còn có hình ảnh của người con gái đằm thắm dịu dàng
  2. Thể hiện sự nhớ nhung của tác giả về cô thiếu nữ
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 11: Hình ảnh mẹ và sông Đáy có liên hệ gì với nhau trong bài Sông Đáy?

  1. Sông Đáy được ví như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả 1 vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con
  2. Đều là miền nhớ gắn với tuổi thơ của tác giả
  3. Là nơi chứa đựng hoài niệm của tác giả
  4. Là nơi gắn liền với quá trình trưởng thành của tác giả

Câu 12: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Một cây ngô cuối vụ khô gầy

Suốt đời buồn trong tiếng lá reo”

  1. Ẩn dụ
  2. Hoán dụ
  3. Nhân hóa
  4. So sánh

Câu 13: ý nghĩa nội dung của bài thơ sông Đáy là:

  1. Là dòng sông Đáy gắn với những hoài niệm của nhà thơ
  2. Là tình yêu quê hương, tình mẫu tử, là tình yêu đôi lứa, nỗi nhớ khắc khoải suốt cuộc đời của nhà thơ qua hình tượng sông Đáy.
  3. Cả hai ý trên đều đúng
  4. Cả hai ý trên đều sai

Câu 14: Vì sao tác giả lại nói “Sông Đáy chảy vào đời tôi”:

  1. Vì sông Đáy gắn với tuổi thơ cũng như cuộc đời của tác giả
  2. Vì sông Đáy là con sông lớn
  3. Vì sông Đáy gắn với mẹ
  4. Vì sông Đáy là con sông nhỏ

 

Câu 15: Trong câu thơ dưới đây, thời gian có sự dịch chuyển thế nào?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi

                                               chiều đi làm về vất vả

  1. Từ trưa sang chiều
  2. Từ chiều sang đêm
  3. Từ đêm sang chạng vạng
  4. Từ chạng vạng đến sáng

Câu 16: Tác dụng của việc lặp lại 2 lần cụm từ “âm thầm vỡ” trong câu thơ “Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn”.

  1. Là tiếng nước mắt rơi trong tâm hồn ông, âm hưởng phảng phất trầm buồn của thi sĩ
  2. Khắc họa sự vỡ vụn trong tâm hồn của tác giả
  3. Nỗi niềm thương nhớ âm thầm của nhà thơ về kỉ niệm đã qua đi
  4. Khắc họa tâm hồn thơ mộng của tác giả

 Câu 17: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”

  1. So sánh và Ẩn dụ
  2. Ẩn Dụ
  3. Hoán dụ
  4. Điệp ngữ

 

Câu 18:Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn” câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?

  1. Điệp ngữ
  2. So sánh
  3. Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
  4. Ẩn dụ

Câu 19: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra”

  1. Điệp ngữ
  2. Ẩn dụ
  3. Hoán dụ
  4. Nhân hóa

Câu 20: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?

“ Tình ta như lộc biếc

Gọi ban mai lại về”

  1. So sánh
  2. Nhân hóa
  3. Ẩn dụ
  4. Hoán dụ

Câu 21: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

  1. Hoán dụ
  2. Nhân hóa
  3. So sánh
  4. Ấn dụ

Câu 22: Tìm biện pháp tu từ được thể hiện trong câu "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng."

  1. Nói quá
  2. So sánh
  3. Hoán dụ
  4. Ẩn dụ

Câu 23: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”.

  1. Nói quá
  2. Nói giảm nói tránh
  3. Ẩn dụ
  4. Nhân hóa

Câu 24: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

"Bão bùng thân bọc lấy thân

 

Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn"

  1. Ẩn dụ
  2. So sánh
  3. Nhân hóa
  4. Hoán dụ

Câu 25: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu sau: “Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương,..”

  1. Lặp cấu trúc
  2. Đối
  3. Liệt kê
  4. Chêm xen

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay