Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối Ôn tập bài 9. Lựa chọn và hành động (phần 1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập bài 9. Lựa chọn và hành động (phần 1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP BÀI 9. LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG (PHẦN 1)
Câu 1: Tên hiệu của Nguyễn Công Trứ là:
- Ức Trai
- Ngộ Trai
- Ngọc Trai
- Thanh Hiên
Câu 2: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Công Trứ?
- Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương.
- Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
Câu 3: Nguyễn Công Trứ xuất thân trong gia đình như thế nào?
- Hán học
- Nông dân nghèo
- Quan lại
- Nho học
Câu 4: Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
- Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.
- Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.
- Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.
Câu 5: Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được lặp lại bao nhiêu lần?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 6: Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng, câu thơ “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” được hiểu là:
- Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi
- Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất
- Thể hiện quan niệm cao đẹp của một nhà Nho chân chính về bổn phận, nghĩa vụ của mình với cuộc đời, với dân, với nước.
- Thái độ bàng quan về trách nhiệm với đất nước
Câu 7: Trong bài thơ Bài ca ngất ngưởng, ông Hi Văn trong câu thơ “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” là ai?
- Nguyễn Công Trứ
- Cao Bá Quát
- Nguyễn Khuyến
- Nguyễn Đình Chiểu
Câu 8: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 9: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
- Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 10: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
- Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
- Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 11: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?
- Không
- Có
- Vừa có vừa không
- Vào
Câu 12: Tác giả bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là ai?
- Nguyễn Đình Chiểu
- Chu Mạnh Trinh
- Trần Tú Xương
- Nguyễn Khuyến
Câu 13: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" thuộc thể loại nào?
- Truyện
- Văn tế
- Hát nói
- Cáo
Câu 14: Bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" viết về:
- Những người lính ở Cần Giuộc chống lại giặc Pháp
- Những sĩ phu yêu nước ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
- Những người nông dân ở Cần Giuộc đứng lên chống Pháp
- Người dân Nam Bộ đứng lên chống Pháp
Câu 15: Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?
- Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
- Đề, lung khởi, ai vãn, kết
- Đề, thích thực, ai vãn, kết
- Lung khởi, thích thực, luận, kết
Câu 16: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ra đời vào khoảng thời gian nào?
- Cuối năm 1859
- Cuối năm 1860
- Cuối năm 1861
- Cuối năm 1862
Câu 17: Văn bản Cộng đồng và cá thể được trích từ:
- Thế giới nơi tôi sống
- Thế giới như tôi thấy
- Thế giới của những suy tư
- Một đáp án khác
Câu 18: Ai là tác giả của Cộng đồng và cá thể:
- An-be Anh-xtanh
- Newton
- Tagor
- Victor Huy-gô
Câu 19: Trong văn bản Cộng đồng và cá thể, theo tác giả cái gì làm nên giá trị của một con người trong cộng đồng?
- Tình cảm, suy nghĩ và hành động của mình đã giúp ích gì cho sự tồn tại của người khác
- Giá trị kinh tế mà người đó tạo ra
- Giá trị tinh thần mà người đó mang ra
- Giá trị xã hội mà người đó tạo ra
Câu 20: Học lỏm có nghĩa là?
- nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo.
- học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng.
C.học văn hóa có thầy, có chương trình, có hướng dẫn (nói một cách khái quát)
- tìm tòi, hỏi han để học tập.
Câu 21: Từ "Sính lễ" trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh có nghĩa là
- lễ vật dùng trong nghi lễ cúng tế trời đất.
- lễ vật để dâng cúng tiên đế.
- lễ vật quần thần dâng lên nhà vua.
- lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
Câu 22: Viễn xứ: người ở phương xa. Xác định cách giải nghĩa của từ trên:
- Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
- Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 23: Mục đích của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là:
- Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc
- Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc
- Tưởng nhớ các vị tướng cùng các binh lính
- Không đáp án nào đúng
Câu 24: Nội dung câu: "Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ" (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu) gần với câu tục ngữ:
- Trâu chết để da, người ta chết để tiếng”
- “Chết thằng gian, chẳng chết người ngay”
- “Người chết, nết còn”
- “Chết vinh còn hơn sống nhục”
Câu 25: Trong văn bản Cộng đồng và cá thể, số dân ở Châu Âu hiện nay so với 100 năm trước có gì thay đổi?
- Gấp 3 lần so với trước
- Không thay đổi
- Giảm 3 lần so với trước
- Một con số khác