Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối Bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
BÀI 7: SỰ THẬT TRONG TÁC PHẨM KÍ
ĐỌC: NGHỆ THUẬT BĂM THỊT GÀ
(20 câu)
I. NHẬN BIẾT (08 CÂU)
Câu 1: Phóng sự Việc làng được đăng báo và xuất bản vào thời gian nào?
A. Đăng báo năm 1939, xuất bản năm 1941.
B. Đăng báo năm 1940, xuất bản năm 1941.
C. Đăng báo năm 1936, xuất bản năm 1939.
D. Đăng báo năm 1941, xuất bản năm 1942.
Câu 2: Ngô Tất Tố được đánh giá là một trong những nhà văn hàng đầu của dòng văn học nào?
A. Văn học lãng mạn trước 1945.
B. Văn học hiện thực sau 1945.
C. Văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945.
D. Văn học cách mạng sau 1945.
Câu 3: Phóng sự Việc làng gồm bao nhiêu chương?
A. 15 chương.
B. 16 chương.
C. 17 chương.
D. 18 chương.
Câu 4: Ngô Tất Tố được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật vào năm nào?
A. Năm 1954.
B. Năm 1995.
C. Năm 1996.
D. Năm 1997.
Câu 5: Quê hương của Ngô Tất Tố hiện nay thuộc địa phận nào?
A. Phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
B. Xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
C. Làng Lộc Hà, tỉnh Bắc Ninh.
D. Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Câu 6: Tác phẩm “Việc làng” được sáng tác nhầm mục đích gì?
A. Ca ngợi những phong tục tập quán ở nông thôn.
B. Ghi lại và phân tích những hủ tục ở nông thôn.
C. Miêu tả đời sống văn hóa nông thôn.
D. Phê phán giai cấp địa chủ.
Câu 7: Tác phẩm nào của Ngô Tất Tố không được đăng báo trước khi xuất bản thành sách?
A. Tắt đèn, Lều chõng.
B. Lều chõng, Việc làng.
C. Việc làng, Tắt đèn.
D. Cả ba tác phẩm đều trên được đăng báo trước khi xuất bản thành sách.
Câu 8: Trong đoạn trích "Nghệ thuật băm thịt gà", tác giả đã sử dụng phương pháp sáng tác nào?
A. Tưởng tượng và hư cấu.
B. Ghi chép tại chỗ.
C. Kể chuyện gián tiếp.
D. Phân tích tâm lý.
II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)
Câu 1: Tác phẩm nào sau đây không phải của Ngô Tất Tố?
A. Tắt đèn.
B. Lều chõng.
C. Số đỏ.
D. Việc làng.
Câu 2: "Việc làng" thuộc thể loại văn học nào?
A. Tiểu thuyết.
B. Thơ.
C. Phóng sự.
D. Truyện ngắn.
Câu 3: "Việc làng" tái hiện đời sống nông thôn Việt Nam vào thời điểm nào?
A. Cuối thế kỷ XIX.
B. Đầu thế kỷ XX.
C. Giữa thế kỷ XX.
D. Cuối thế kỷ XX.
Câu 4: Bối cảnh xã hội được phản ánh trong "Việc làng" là gì?
A. Xã hội phong kiến suy tàn.
B. Xã hội dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.
C. Xã hội nông thôn sau Cách mạng tháng Tám.
D. Xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Câu 5: Cách quan sát và ghi chép của tác giả được nhận xét như thế nào?
A. Khái quát, chung chung, thiếu chi tiết
B. Quan sát và ghi chép tại chỗ, chi tiết, chân thực
C. Chủ yếu dựa vào lời kể của người khác
D. Sử dụng nhiều yếu tố hư cấu, tưởng tượng
Câu 6: Số phần cỗ mà anh mõ làng chia là bao nhiêu?
A. 13 phần cỗ.
B. 23 phần cỗ.
C. 33 phần cỗ.
D. 92 phần cỗ.
III. VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Số miếng thịt gà mà anh mõ làng băm ra là bao nhiêu?
A. 23 miếng thịt gà.
B. 46 miếng thịt gà.
C. 92 miếng thịt gà.
D. 184 miếng thịt gà.
--------------- Còn tiếp ---------------
=> Giáo án Ngữ văn 12 Kết nối bài 7: Nghệ thuật băm thịt gà (Trích Việc làng – Ngô Tất Tố)